Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay

Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là gì? Hiểu thế nào về loại quyền này?

Khoa học, kĩ thuật, công nghệ là sáng tạo của con người và đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, tài sản “khoa học, kĩ thuật” mà con người tạo ra lại có những nét đặc thù không giống như các tài sản khác, đó là những tài sản vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình, chúng rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng.

Việc bảo vệ các thành quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng, phong phú không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng.

Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa chính:

Hiểu theo nghĩa khách quan

Quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Phân biệt tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình thông thường khác

Có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau:

Thứ nhất

Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó;

Thứ hai

Nhóm các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác lập kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ;

Thứ ba

Nhóm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu cồng nghiệp (bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả, các chủ thể khác đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được xác lập);

Thứ tư

Các quy phạm liên quan đến việc dịch chuyển các đối tượng sở hữu công nghiệp;

Thứ năm

Các quy phạm liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là các quy định của luật dân sự mà thuộc rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, thuộc nhiều ngành luật khác nhau tạo thành thể thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp không những được các quy phạm pháp luật của quốc gia điều chỉnh mà chúng còn được điều chỉnh bỏi các điều ước quốc tế song phương và đa phương.

Hiểu theo nghĩa chủ quan

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh không được coi là một trong các đối tượng cụ thể của quyền sở hữu công nghiệp nhưng nó là sự phát sinh tất yếu trong quá trình các chủ thể thực hiện quyền của mình đối vói các đối tượng sở hữu công nghiệp, do vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được coi là nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp.

Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

Xem thêm: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hiểu dưới góc độ quan hệ pháp luật

Quyền sở hữu công nghiệp còn được hiểu dưới góc độ là quan hệ pháp luật với đầy đủ các yếu tố hội tụ như chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được hình thành trên cơ sở sự tác động của các quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp đôi với các kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vục sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Như vậy, chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp là tất cả các cá nhân, tổ chức như tác giả hay chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Trên đây là nội dung Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp