Nhận biết hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý

Hóa đơn khi phát hành phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Chính vì vậy, cách nhận biết hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định về vấn đề này.

1. Hóa đơn GTGT hợp pháp

Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn tuân theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm điều chỉnh về hóa đơn không đưa ra khái niệm về hóa đơn GTGT hợp pháp. Nhưng thông qua các hoạt động sử dụng hóa đơn bất hợp pháp quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, chúng ta sẽ hiểu hơn về vấn đề này.

1.1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Hóa đơn GTGT bất hợp pháp là hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng và hóa đơn hết giá trị sử dụng. Một số trường hợp cụ thể được xác định là hóa đơn bất hợp pháp là:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Xem thêm: Những nội dung không bắt buộc có trên hóa đơn GTGT

1.2. Hóa đơn GTGT hợp pháp

Như vậy, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn không thuộc các trường hợp hóa đơn sử dụng bất hơp pháp. Việc phát hành, ghi hóa đơn GTGT phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn GTGT hợp lệ

Một hóa đơn GTGT được coi là hợp lệ khi hóa đơn được phát hành theo đúng nguyên tắc của pháp luật. Dựa theo các trường hợp không được khấu trừ hóa đơn đầu vào quy định tại khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC và các nguyên tắc lập hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, ta rút ra được một vài đặc điểm để xác định một hóa đơn GTGT được coi là hợp lê.

Cụ thể:

– Ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn…, trừ một số trường hợp luật định;

– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.

– Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn. 

Đối với phần còn trống trên hóa đơn: Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Xem thêm: Các loại hóa đơn của doanh nghiệp hay sử dụng

3. Hóa đơn GTGT hợp lý

Một hóa đơn GTGT khi đưa vào sử dụng không những phải hợp pháp, hợp lệ mà còn phải hợp là hóa đơn hợp lý. Hiểu một cách đơn giản thì hóa đơn GTGT được coi là hợp lý nếu các nội dung thể hiện trên hóa đơn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất giống cây trồng nhưng trên hóa đơn GTGT của công ty thể hiện đối tượng hàng hóa mua vào là chăn, ga, gối, đệm. Như vậy cũng là bất hợp lý.

 

Trên đây là bài tư vấn của Taxkey về cách nhận biết hóa đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý gửi đến bạn đọc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cũng như được cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán thuế. Trân trọng./.

 

Comments are closed.