Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Taxkey đang cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư gần mười năm kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp dịch vụ uy tín – chất lượng.

1. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh không được có con dấu riêng. Và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.

Địa điểm kinh doanh có thể thành lập ở cùng tỉnh hoặc khác tỉnh so với trụ sở chính. Điều này đã tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là địa chỉ trụ sở chính

Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng. Không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

2. Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

 Quy trình cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  • Bước 1: Taxkey tư vấn các quy định về việc thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Ký Hợp đồng và ứng tiền dịch vụ, nhận các thông tin chính xác để soạn hồ sơ từ khách hàng.
  • Bước 3: Taxkey soạn thảo hồ sơ và trình khách hàng ký, đóng dấu hồ sơ
  • Bước 4: Taxkey nộp hồ sơ và tương tác với cơ quan nhà nước
  • Bước 5: Taxkey bàn giao kết quả công việc cho khách hàng.

♣ Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh. Theo mẫu tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Nội dung của Thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp.
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở).
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh.
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Giấy ủy quyền và bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ người được ủy quyền. 

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân; hoặc Chứng minh nhân dân; hoặc Hộ chiếu Việt Nam. Và vẫn còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

 Trình tự thủ tục thực hiện

Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khoảng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, đợi thông báo kết quả hồ sơ. 

Sau khi nhận được thông báo hợp lệ, người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ bản cứng đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư. Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Theo lịch hẹn được ghi trên giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến nhận kết quả.

♣ Lệ phí thực hiện: 50.000 đồng/hồ sơ.

♣ Thời gian thực hiện: từ 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. (Theo lịch làm việc của Nhà nước)

Nếu khách hàng muốn thực hiện nhanh, hãy liên hệ với chúng tôi để trao đổi.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn!!!  

Comments are closed.