Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Khi thực hiện sai về thuế, có thể bị xử phạt hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Mỗi cơ quan có những thẩm quyền nào? Taxkey sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây.

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 166/2013/TT-BTC, thẩm quyền xử phạt hành chính về thuế của cơ quan thuế như sau:

1.1. Công chức thuế đang thi hành công vụ 

Công chức thuế đang thi hành công vụ có các thẩm quyền sau:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế.

1.2. Đội trưởng Đội Thuế 

Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có thẩm quyền

+ Phạt cảnh cáo.

+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế

1.3. Chi cục trưởng Chi cục thuế

Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Cụ thể là các hành vi các hành vi về:

  • Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế; chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
  • Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế
  • Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế
  • Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
  • Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

+ Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế
  • Hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế

>>>Xem thêm: Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai

1.4. Cục trưởng Cục thuế

Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Cụ thể là các hành vi sau:

  • Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế; chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
  • Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế
  • Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế
  • Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
  • Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

+ Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế
  • Hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế

>>>Xem thêm: Mức phạt vi phạm quy định về chứng từ kế toán

1.5. Tổng cục trưởng tổng cục thuế

+ Phạt cảnh cáo.

+ Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Cụ thể như sau:

  • Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế; chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
  • Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế
  • Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế
  • Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
  • Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

+ Phạt tiền đối với các hành vi sau:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế
  • Hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi:

  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
  • Trốn thuế, gian lận thuế

>>>Xem thêm: Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Lưu ý: 

Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức

Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức.

Các cơ quan thuế nêu trên có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

>>>Xem thêm: Mức phạt khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế

2. Thẩm quyền xử phạt hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp

2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

+ Phạt cảnh cáo.

+ Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực thuế. Nhưng không quá 5.000.000 đồng.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền vừa nêu trên.

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với: quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

2.2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực thuế. Nhưng không quá 50.000.000 đồng

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được nêu trên.

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

2.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

+ Phạt cảnh cáo.

+ Phạt tiền đến mức tối đa trong lĩnh vực thuế.

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Nếu khách hàng còn có thắc mắc, hãy liên lạc ngay với Taxkey – Công ty dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.  

Comments are closed.