Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Bán đấu giá tài sản là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay

Bán đấu giá tài sản là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay

Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam quy định bán đấu giá tài sản là gì?


Bán đấu giá tài sản là gì?

Điều 451 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

– Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Vậy bán đấu giá tài sản là gì? Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá hoặc không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì được nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng. Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại.

Thông qua hình thức này, quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng 1 cách nhanh chóng.


Người bán đấu giá

Người bán đấu giá là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Sở tư pháp trực tiếp quản lí hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá có tư cách pháp nhân. Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Nghĩa vụ của người bán đấu giá

Người bán đấu giá có nghĩa vụ thông báo, niêm yết công khai đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá.

– Các thông tin về bán đấu giá như thời gian, loại tài sản, chất lượng, giá khởi điểm,.. phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá. Nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản có giá khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên buộc phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Như vậy, số lượng người biết về việc bán đấu giá tài sản sẽ nhiều hơn và việc bán đấu giá sẽ khách quan hơn.

Người bán đấu già phải bảo quản tài sản được giao, không được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.

Trước khi bán đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản bán đấu giá. Đặc biệt đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất phải có đủ giấy tờ hợp pháp về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Người bán đấu giá phải bảo đảm quyền sở hữu cho người mua về nhà ở , đảm bảo quyền sử dụng đất cho người mua theo quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong BLDS và Luật đất đai 2013.

Sau khi bán đấu giá, người bán đấu giá phải giao ngay cho người mua tài sản bán đấu giá nếu là động sản. Đối với tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, người bán đấu giá giao cho người mua sau khi người mua thanh toán xong tiền mua. Người bán đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua. Trong thời hạn 15 ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản, việc chuyển quyền sở hữu tài sản bán đấu giá phải hoàn thành. Các chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán đấu giá tài sản kể cả lệ phí công chứng, văn bản bán đấu giá và lệ phí trước bạ sang tên. Thông thường, đối với việc đăng kí quyền sở hữu thì người chủ sở hữu mới phải nộp tiền lệ phí trước bạ nhưng trường hợp này lệ phí đã được tính vào giá trị tài sản bán. Vì vậy, khi định giá khởi điểm bán đấu giá cần phải tính thêm vào giá trị tài sản để tránh thiệt hại cho người có tài sản.

Quyền của người bán đấu giá

Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người bán tài sản cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tài sản bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.

Trường hợp người có tài sản không muốn bán tài sản nhưng bị cưỡng chế bán tài sản để thi hành án thì việc xác định thông tin về tình hình tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu tài sản bán đấu giá do chiếm hữu bất hợp pháp mà có và sau khi bán đấu giá, người mua bị người khác khởi kiện và đòi lại tài sản thì người bán đấu giá phải bồi thường thiệt hại cho người mua tài sản. Đặc biệt những tài sản cầm đồ là động sản rất khó xác định nguồn gốc. Vì rủi ro của người bán đấu giá là rất lớn, do đó người bán đấu giá cần phải điều tra nguồn gốc tài sản bán đấu giá.

Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người mua phải thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết. Thời điểm kí kết hợp đồng bán đấu giá chính là thời điểm khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố giá cao nhất lần thứ ba mà không ai tham gia trả giá nữa. Người mua phải thực hiện nghĩa vụ, nếu họ không thực hiện nghĩa vụ thì người bán đấu giá có quyền xử lí tiền lệ phí bán đấu giá mà người mua đã đóng.


Người có tài sản bán đấu giá

Người có tài sản bán đấu giá là ai?

Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Người có tài sản bán đấu giá kí hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán đấu giá, giá khởi điểm do người bán tài sản quyết định. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của người bán đấu giá để định giá tài sản phù hợp với giá thị trường.

Trường hợp bán đấu giá để thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là người có tài sản bán đấu giá và kí hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Trong trường hơp này, người phải thi hành án dân sự không tự nguyện thực hiện quyết định, bán án của tòa án cho nên theo yêu cầu của người được thi hành án, cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá tài sản để thi hành án và kí hợp đồng bán đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trường hợp xử lí tài sản cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có tài sản bán đấu giá là:

– Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp. Nếu khi kí hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận về xử lí cầm cố, thế chấp bằng biện pháp bán đấu giá thì cả hai bên cùng kí hợp đồng bán đấu giá với người bán đấu giá. Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp là một bên của hợp đồng bán đấu giá tài sản, vì vậy họ đều có quyền tham gia định giá khởi điểm bán đấu giá.

Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận xử lí tài sản bằng biện pháp bán đấu giá và người cầm cố, thế chấp không chịu kí hợp đồng bán đấu giá thì người nhận cầm cố, thế chấp sẽ là người có tài sản bán đấu giá. Thông thường, nếu người cầm cố, thế chấp cố ý không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ gây khó khăn cho việc xử lí tài sản cầm cố, thế chấp như: vắng mặt ở nơi cư trú, trốn tránh không kí hợp đồng ủy quyền bán tài sản,.. Trong trường hợp này, các bên đã thỏa thuận sẽ bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp, vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người nhận cầm cố, thế chấp, pháp luật cho phép họ được kí hợp đồng bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Nghĩa vụ của người có tài sản bán đấu giá

Người có tài sản bán đấu giá có nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên bán đấu giá nếu là động sản. Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá tài sản để thi hành án thì người bán tài sản cần phải chuyển giao văn bản hợp đồng, văn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan thi hành án. Ngoài ra, người có tài sản bán đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người có tài sản bán đấu giá phải nộp tiền lệ phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật


Người mua tài sản bán đấu giá

Người mua có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người nào trả giá cao nhất (nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm) sẽ được mua tài sản đấu giá. Nếu người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố được mua tài sản thì cuộc bán đấu giá tiếp tục và bắt đầu từ giá liền kề. Người rút lại giá không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Số tiền này thuộc về người có tài sản.

Trường hợp người trả giá cao nhất đã được mua tài sản đấu giá sau đó từ chối mua thì tài sản được bán cho người trả giá liền kề, nếu người được ưu tiên không mua tài sản thì cuộc bán đấu giá không thành. Người trả giá cao nhất không mua sẽ mất tiền đặt cọc trước. Đây được coi là số tiền bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng không phải là đặt cọc.

– Người mua tài sản có quyền sở hữu tài sản kể từ khi nhận tài sản là động sản. Nếu tài sản là bất động sản thì quyền sở hữu phát sinh kể từ sau khi đăng kí trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trên đây là nội dung Bán đấu giá tài sản là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

 Xem thêm: Mua bán có bảo hành theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Comments are closed.