Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Dưới đây là các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất.

Đối với người lao động

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động bao gồm:

Người lao động là công dân Việt Nam 

Những người thuộc một trong các trường hợp sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài

Trường hợp người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc trường hợp quy đinh tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.


Đối với người sử dụng lao động

Không chỉ có người lao động mới phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao đọng theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng phải tham gia.

Theo quy định này, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; 

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Xem thêm: Chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội

Đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Comments are closed.