Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản theo quy định của pháp luật

Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản theo quy định của pháp luật

Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản là những ai? Pháp luật dân sự Việt Nam quy định những chủ thể này có quyền và nghĩa vụ gì? Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?

Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Như vậy, Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản là bên cho thuê khoán và bên thuê khoán.

Xem thêm: Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015


Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoán

Nghĩa vụ của bên cho thuê

Bên cho thuê khoán có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì các bên phải lập thành văn bản, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời có nghĩa vụ phải đăng kí hợp đồng theo quy định của pháp luật

ĐIều 487 BLDS quy định: Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản và xác định trị giá của tài sản thuê khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên và xác định tình trạng tài sản phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận khi trả lại tài sản. Nếu bên thuê làm mất tài sản hoặc làm giảm sút giá trị mức khấu hao tài sản thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản thuê đúng thời hạn, đúng tình trạng đã thỏa thuận.

Trường hợp cho thuê súc vật cày kéo mà chết do trở ngại khách quan thì phải chịu 1 nửa số thiệt hại đó.

Bên cho thuê phải nhận tài sản khi hết hạn hợp đồng.

Quyền của bên cho thuê

Quyền yêu cầu bên thuê trả tiền thuê

Bên cho thuê khoán có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:

– Nếu bên thuê khoán vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, dựa trên căn cứ đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên cho thuê đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên thuê với một khoảng thời gian hợp lí phù hợp với thời vụ hoặc chu kì khai thác.

– Nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán không phải là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán


Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán tài sản

Nghĩa vụ của bên thuê

Bên thuê khoán tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đầy đủ năng lực hành vi do pháp luật quy định.

Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận

– Mục đích trước mắt: người thuê dự định để làm gì đối với tài sản thuê khoán, sau khi nhận tài sản thuê khoán ( thuê để xây dựng nhà xưởng,..)

– Mục đích lâu dài là lợi ích mà người thuê khoán đặt ra sau khi khai thác công dụng tài sản thuê khoán ( lợi nhuận, hoa lợi,..)

Bên cho thuê quan tâm đến mục đích trước mắt của bên thuê khoán vì nó xác định được ngay có phù hợp với mục đích của mình hay không. Vì vậy, bên thuê khoán phải khai thác đúng mục đích ban đầu các bên thỏa thuận

Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.

Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.

Nghĩa vụ trả tiền thuê khoán

Bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê khoán kể cả trong những trường hợp không khai thác được công dụng của tài sản thuê khoán. Trường hợp này không phải do lỗi của người có tài sản mà do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan của bên thuê nên không thu được lợi ích như dự định.

Thông thường, giá thuê khoán tài sản ổn định trong thời gian thuê nhưng giá thuê khoán có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:

– Do thay đổi về tình trạng tài sản không phải do lỗi của bên thuê hoặc có những thay đổi cơ bản như thay đổi giá,..

– Các bên có sự thỏa thuận trước các điều kiện tăng, giảm giá thuê

Cho thuê khoán lại

Trong thời hạn thuê khoán, người thuê khoán không được cho thuê khoán lại nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê. Ngược lại, nếu có sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê cho người thứ ba thuê lại thì quan hệ hợp đồng giữa người cho thuê và người thuê vẫn tồn tại và phát sinh quan hệ thuê thứ hai giữa người thuê và người thuê lại.

Quan hệ thuê thứ hai này không trực tiếp phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa người cho thuê (người có tài sản) và người thuê lại.

Phân biệt rõ các quan hệ này có ý nghĩa thực tế trong việc xác định trách nhiệm dân sự của người thuê và người thuê lại trong hai quan hệ hợp đồng khác nhau. Trong thời hạn thuê khoán mà bên thuê vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng. Trong trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng. (Khoản 2 Điều 492 BLDS).

Trả lại tài sản thuê khoán

Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Quyền của bên thuê

Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao đúng tài sản thuê khoán đã thỏa thuận; có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê khoán trong thời hạn thuê.

Nếu đối tượng của thuê khoán là súc vật thì bên thuê khoán có quyền hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về súc vật thuê khoán do rủi ro.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước, súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán thì bên thuê khoán được hưởng 1 nửa. Ngược lại, rủi ro súc vật sinh ra mà chết, bên thuê khoán không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt, bên thuê khoán phải trả lại tài sản. Nếu bên thuê đã đầu tư trang thiết bị, kĩ thuật vào tài sản thuê khoán thì có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán những khoản chi phí đó. Ngược lại, bên thuê khoán vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên cho thuê thì phải bồi thường thiệt hại đó.

Trên đây là nội dung Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của pháp luật

Comments are closed.