Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự, tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự là Nhà nước. Cùng Lawkey tìm hiểu về chủ thể này dưới đây:
Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia vào một số quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể đặc biệt. Tư cách chủ thể của Nhà nước không đặt ra như tư cách chủ thể của các chủ thể khác. Nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt.
Tại sao nhà nước là chủ thể đặc biệt?
Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự, kinh tế nói riêng bởi các lẽ sau:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. ( Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013). Nhà nước nắm quyền lãnh đạo thống nhất, toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân và là một tổ chức chính trị – quyền lực.
– Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý. Đây là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
+ Điều 200 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
– Nhà nước tự quy định cho mình các quyền trong các quan hệ mà Nhà nước tham gia, trình tự, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó.
– Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
Nhà nước trực tiếp nắm quyền định đoạt tối cao đối với các tài sản mà pháp luật quy định thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Những tài sản có ý nghĩa quyết định đến nền tảng kinh tế của toàn xã hội, đến an ninh, quốc phòng như: Đất đai, rừng núi, sông hồ, biển cả, các tài nguyên thiên nhiên khác.
Nhà nước giao quyền của mình cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền quản lí các tài sản, giao cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội các tổ chức khác, cá nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Nhà nước; quy định về trình tự, giới hạn thực hiện các quyền đó.
Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế như: Ngân hàng, kho bạc, phát hành các kì phiếu, trái phiếu, công trái.
Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản vô chủ, tài sản không người thừa kế, tài sản bị trưng thu, trưng mua.
Trên đây là nội dung Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Comments are closed.