Hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê được viết như thế nào?

Hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê được viết như thế nào? là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết thêm các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp vấn đề này.

1. Quy định về bảng kê chi tiết

1.1. Khái niệm

Bảng kê chi tiết trong trường hợp này được hiểu là loại bảng liệt kê đầy đủ các loại hàng hóa, dịch vụ bán ra được ghi nhận lại một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

1.2. Nội dung của bảng kê

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

– Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế;

– Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. 

Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Ngoài ra, bảng kê phải:

– Phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” 

– Có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

– Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

Xem thêm: Cách viết hóa đơn có nhiều mặt hàng, nhiều dòng

2. Cách ghi hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết

Đối với các loại hóa đơn GTGT có kèm theo bảng kê thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cần lưu ý:

– Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”.

– Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

– Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn.

Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử thì không thể áp dụng phương pháp ghi hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì các bạn có thể tham khảo Công văn 83917/CV-TTHT ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Tổng Cục thuế trả lời Công ty TNHH Expeditors Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Cụ thể là, khi bán hàng hóa công ty xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì Công ty phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.

 

Trường hợp Công ty chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiu hơn s dòng của một trang hóa đơn thì công ty thực hiện tương tự trường hp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn, cụ thể:

Công ty được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phn đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tng số trang của hóa đơn đó).

Xem thêm: Cách viết hóa đơn GTGT khi khách hàng không lấy hóa đơn

Cách viết hóa đơn thu tiền bằng ngoại tệ

 

Trên đây là bài tư vấn của Taxkey về “Viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê như thế nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như được cung cấp dịch vụ kế toán thuế.

Trân trọng./.

Comments are closed.