Mất, cháy, hỏng hóa đơn thì bị xử phạt thế nào?

Mất, cháy, hỏng hóa đơn thì bị xử phạt thế nào là câu hỏi được cả người mua và người bán quan tâm. Pháp luật đã quy định cụ thể cách thức xử phạt đối với các hành vi này tại Thông tư 176/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:

1. Không bị phạt tiền

Tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ không bị phạt tiền nếu:

  • Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khácđã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ;
  • Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập của người mua (liên giao cho khách hàng) do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.
  • Trường hợp người bán, người mua tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt.

2. Phạt cảnh cáo

  • Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; 
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt là 4.000.000 đồng;
  • Đối với hành vi của người mua làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàngđể hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách;
  • Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn;
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.

4. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Đó là trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán. Cụ thể, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 105/2013/NĐ-CP, đối với hành vi bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

 

Xem thêm: Hàng bán ra bị trả lại thì hóa đơn xử lý thế nào

Các loại hóa đơn hiện nay trong doanh nghiệp

 

Trên đây là bài tư vấn của Taxkey về “Mất, cháy, hỏng hóa đơn thì bị xử phạt thế nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp các dịch vụ kế toán thuế.

Trân trọng./.

 

Comments are closed.