Để thu hút các nhà đầu tư, pháp luật Việt Nam có những chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số ngành nghề và địa bàn cụ thể. Dưới đây là ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo pháp luật mới nhất.
Ngành, nghề ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đầu tư 2014, các ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
– Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;
– Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
– Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
– Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
– Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
– Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
– Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
– Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
– Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
– Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;
– Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
– Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
– Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý: Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Địa bàn ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật đầu tư 2014, các địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
– Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Lưu ý: Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: Nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư” gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Comments are closed.