Quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu tài sản

Hãy cùng Lawkey tìm hiểu về Quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu tài sản qua bài viết dưới đây

Quyền chiếm hữu 

Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 186 quy định:

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu bao gồm các nội dung

Phạm vi các hành vi chủ sở hữu có quyền thực hiện đối với việc chiếm hữu tài sản của mình. Pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi để thực hiện việc nắm giữ, chi phối đối với tài sản thuộc sở hữu của mình

Pháp luật quy định giới hạn mà chủ sở hữu phải tuân thủ khi thực hiện hành vi nắm giữ, chi phối đối với tài sản. Chủ sở hữu không được phép thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Quyền sử dụng

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”

Quyền sử dụng bao gồm các nội dung

Nội dung quyền sử dụng là quyền thực hiện các hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản. Khai thác công dụng của tài sản nhằm đáp ứng lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể trong đời sống kinh tế- xã hội.

Quyền sử dụng có thể là đối tượng được chuyển giao trong các giao dịch dân sự trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định

Quyền định đoạt

Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sử hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Quyền định đoạt bao gồm các nội dung

Quyền định đoạt là  việc chuyển giao quyền sử hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể có quyền định đoạt gồm chủ sở hữu của tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người có quyền trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án.

Quyền định đoạt là việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu theo quy định tại Điều 239 Bộ luật dân sự năm 2015

Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu dùng đối với tài sản. Đây là trường hợp chủ thể có quyền định đoạt quyết định số phận thực tế của tài sản. Tài sản tiêu dùng được là các vật tiêu hao theo quy định tại Điều 112 Bộ luật dân sự năm 2015.

Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu hủy tài sản. Tiêu hủy là hành vi chủ thể có quyền làm chấm dứt sự tồn tại của tàu sản, chấm dứt, phá bỏ mọi công dụng và tính năng của tài sản, quyết định số phận thực tế của tài sản.

>xem thêm: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn thành lập công ty

Trên đây là nội dung bài viết Các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.