Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội

Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội được quy định như thế nào? Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện ra sao?

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật đầu tư 2014. Cụ thể bao gồm:

– Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

– Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.


Hồ sơ của dự án đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật đầu tư 2014. Cụ thể như sau:

– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.


Trình tự, thủ tục thực hiện

Điều 56 Luật đầu tư 2014 quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định trên, hồ sơ được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung:

+ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58 của Luật này;

+ Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

+ Sự phù hợp của dự án với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

+ Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;

+ Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.

Bước 3: Trình Quốc hội

Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Hồ sơ gồm:

– Tờ trình của Chính phủ;

– Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;

– Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

– Tài liệu khác có liên quan.

Bước 4: Quyết định chủ trương

Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung:

– Nhà đầu tư thực hiện dự án;

– Mục tiêu, địa điểm đầu tư;

– Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

– Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Xem thêm: Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.