Thủ tục đăng ký sử dụng biên lai điện tử

Thủ tục đăng ký sử dụng biên lai điện tử được quy định như thế nào? Hãy cùng TaxKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ tục đăng ký sử dụng biên lai điện tử

Tại Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về đăng ký sử dụng biên lai điện tử như sau:

Bước 1

Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai điện tử theo điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐK-BL Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Bước 2

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử của tổ chức thu các khoản phí, lệ phí và gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-TNĐK Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau khi nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử để xác nhận việc nộp hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai điện tử

Bước 3

Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT tới các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc chấp nhận trong trường hợp đăng ký sử dụng biên lai điện tử hợp lệ, không có sai sót hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử không đủ điều kiện để chấp nhận hoặc có sai sót.

Bước 4

Kể từ thời điểm sử dụng biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tổ chức nêu tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP phải thực hiện hủy những biên lai, chứng từ giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng biên lai điện tử tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP tổ chức thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐK-BL qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Định dạng biên lai điện tử

Các loại biên lai quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP phải thực hiện theo định dạng sau:

– Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML

(XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);

– Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần:

Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;

– Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về sổ kế toán

Trên đây là bài viết về: Thủ tục đăng ký sử dụng biên lai điện tử. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ TaxKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.