Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài

Vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài

Để có thể đầu tư ra nước ngoài thì vay vốn là cách huy động vốn khá hiệu quả. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về việc vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài.

Nhu cầu vay vốn ra nước ngoài

Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BTC, bao gồm::

– Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

– Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.

– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

– Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều kiện vay vốn

Sau khi xem xét nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng kiểm tra, quyết định cho vay để đầu tư ra nước ngoài khi khách hàng đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC:

  • Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
  • Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
  • Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.

Hồ sơ vay vốn

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2018/TT-BTC, khii có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác theo hướng dẫn của tổ chức túi dụng.

Theo đó, hồ sơ vay vốn tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với pháp nhân); chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư ra nước ngoài;
  • Dự án, phương án đầu tư;
  • Báo cáo tài chính 02 năm liên tiếp.

Mức cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về mức cho vay trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.

Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 36/2018/TT-BTC.

Theo đó, thời hạn cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng cung ứng vốn trung, dài hạn của tổ chức tín dụng, thời hạn đầu tư của dự án, thời gian còn lại của Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác.

Bảo đảm tiền vay

Tổ chức tín dụng được phép áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay có thể là: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản ở nước ngoài do các bên thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc lựa chọn áp dụng pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Phần thứ năm Bộ Luật dân sự.

Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài” gửi đến đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.