Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Người giám hộ cho vợ là người mất năng lực hành vi dân sự là ai?

Người giám hộ cho vợ là người mất năng lực hành vi dân sự là ai?

Người giám hộ cho vợ là người mất năng lực hành vi dân sự là ai? Pháp luật quy định thế nào về người giám hộ cho vợ trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự?


Tóm tắt câu hỏi:

Chị gái tôi kết hôn được 8 năm, do áp lực từ cuộc sống gia đình, chị đã bị bệnh tâm thần. Sau khi bị bệnh, gia đình chồng chị xua đuổi nên bố mẹ tôi đã đón chị về ở để chăm sóc. Tôi muốn hỏi,trong trường hợp này trách nhiệm phải nuôi dưỡng chị tôi thuộc về ai?


Luật sư tư vấn: 

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Giám hộ là gì?

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc do họ tự lựa chọn (người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (người được giám hộ).

Xem thêm: Giám hộ là gì? Quy định về người giám hộ và người được giám hộ

Người được giám hộ

Người được giám hộ bao gồm:

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Lưu ý, Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Người giám hộ

Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại BLDS được làm người giám hộ.

Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ khi pháp luật cho phép cá nhân lựa chọn người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Đối chiếu với tình huống của anh/chị

Về việc xác định chị bạn bị bệnh tâm thần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS thì “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.” Như vậy, chị bạn bị coi là mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự khi và chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Về việc xác định người có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự

Chị bạn bị bệnh tâm thần sau khi đã kết hôn. Điều 53 BLDS quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp vợ bị mất năng lực hành vi dân sự như sau: Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương nhiên. Chỉ khi vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Như vậy, trường hợp này thì chồng của chị bạn là người có trách nhiệm phải trông nom, chăm sóc chị bạn.

Trên đây là nội dung Người giám hộ cho vợ là người mất năng lực hành vi dân sự là ai? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Giám hộ đương nhiên của bố là người mất năng lực hành vi dân sự là ai?

Comments are closed.