Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Các trường hợp miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Các trường hợp miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Một số trường hợp được miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Quy định pháp luật như thế nào? Hồ sơ, thủ tục miễn giảm ra sao? Taxkey sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Trường hợp miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 166/2013/TT-BTC, trường hợp miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Ta có thể thấy rằng, quy định miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân. Không áp dụng đối với các tổ chức. 

Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt. Và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại; chi phí khám, chữa bệnh.

Miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế không áp dụng đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tiền thuế

2. Hồ sơ đề nghị miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

– Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt. Trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt; thu nhập của cá nhân, hộ gia đình; xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh hiểm nghèo; số tiền phạt đề nghị được miễn, giảm.

– Bản sao có xác nhận công chứng về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có). Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

– Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản thiệt hại. Trường hợp, cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ cần có kết quả xác định về bệnh hiểm nghèo của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cá nhân khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định.

>>>Xem thêm: Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

3. Trình tự thủ tục miễn giảm tiền phạt

Cá nhân nộp hồ sơ gửi tới người ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt. Người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt. Và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt biết. Trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do.

>>>Xem thêm: Cách hạch toán tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế

Trên đây là những thông tin có bản về miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Nếu khách hàng và bạn đọc còn có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Taxkey – Công ty kế toán thuế chuyên nghiệp uy tín nhất.