Bút toán thống kê là gì?

Bút toán thống kê là gì? Hãy cùng TaxKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bút toán thống kê là gì?

Theo điểm e khoản 2 Điều 47 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về khái niệm bút toán thống kê như sau:

“Bút toán thống kê: Là các bút toán vừa ghi nhận về giá trị, vừa ghi nhận về số lượng dùng cho việc hạch toán ngoại bảng.”

Các loại bút toán thống kê dùng để ghi chép các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản 

Căn cứ khoản 2 Điều 46 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về tổ hợp tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản như sau:

“Các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán đã được phản ánh trong bảng nhưng cần theo dõi chi tiết thêm hoặc các đối tượng kế toán không cấu thành vốn, nguồn vốn của NSNN và của KBNN. Việc ghi chép các tài khoản ngoài bảng được thực hiện theo các bút toán thống kê.

Có hai loại bút toán thống kê: (1) Bút toán không ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ); (2) Bút toán vừa ghi nhận thông tin về số lượng vừa ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ).”

Như vậy, bút toán thống kê dùng để ghi chép các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản có 02 loại, gồm:

– Bút toán không ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ);

– Bút toán vừa ghi nhận thông tin về số lượng vừa ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ).

Bảng cân đối tài khoản được lập như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về việc lập bảng cân đối tài khoản như sau:

– Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.

– Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

>>Xem thêm: Tài liệu kế toán phải lưu trữ theo Luật Kế toán

Trên đây là bài viết về: Bút toán thống kê là gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ TaxKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.