Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng hiện nay

Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng

Xử lý chi phí nhân công trong xây dựng như thế nào? Phương án tối ưu nhất để hợp lý chi phí nhân công trong xây dựng? Taxkey sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Doanh nghiệp tự tìm nhân công và xây dựng

Ưu điểm:

+ Nhân công tự chấm nên không có thuế giá trị gia tăng.

+ Doanh nghiệp được lợi thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

Nhược điểm:

 + Nhân công tự chấm và chế nên không có thuế giá tị gia tăng. Nên toàn bộ thuế đầu ra doanh nghiệp phải nộp,

+ Khối lượng công việc phòng kế toán nhiều. Phải lo nhiều mảng và phải giải trình.

+ Phải đóng bảo hiểm xã hội 34%.

Các loại thuế phải nộp:

+ Thuế giá tị gia tăng: 10%

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc 25,5%

Các chứng từ hợp lý cần:

+ Hợp đồng lao động, chứng minh thư, Hồ sơ người lao động nếu có

+ Bảng chấm công, tính lương.

+ Bản cam kết 02/CK-TNCN để tạm không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. (Điều kiện: phải có mã số thuế tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế).

2. Làm giao khoán nhân công cho 1 cá nhân làm đại diện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% không có hóa đơn

Ưu điểm:

+ Lợi thuế thu nhập doanh nghiệp 20% và bảo hiểm xã hội 25,5% không lo bảo hiểm vào truy thu.

Nhược điểm: 

 + Nhân công không có thuế giá trị gia tăng như vậy toàn bộ thuế đầu ra doanh nghiệp phải nộp và còn phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng và dân dụng, xây dựng cầu đường … thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.

Về hóa đơn:

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn. Cục Thuế, chi cục thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.

Các thủ tục cần thiết:

+ Hợp đồng giao khoán

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành

+ Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành

+ Chứng minh nhân dân người làm đại diện

+ Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng đều được

+ Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

>>>Xem thêm: Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh 

3. Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế cấp cho cá nhân kinh doanh thuộc diện được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ quan thuế

Ưu điểm:

Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp chỉ được lợi thuế thu nhập doanh nghiệp 20%

Thuế thu nhập cá nhân 10% không lo bị truy thu

Bảo hiểm xã hội 25,5% không lo bảo hiểm vào truy thu.

Giảm thiểu công tác giấy tờ sổ sách kế toán không lo hậu họa

Nhược điểm: 

Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có thuế giá trị gia tăng. Nên toàn bộ thuế đầu ra doanh nghiệp phải nộp.

Các loại thuế phải nộp:

+ Thuế giá tị gia tăng: 10%

+ Thuế thu nhập cá nhân: 7%

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc 25,5%

Hồ sơ chứng từ hợp lý:

+ Hợp đồng giao khoán nhân công

+ Biên bản nghiệm thu

+ Quyết toán khối lượng giao khoán

+ Lên cơ quan thuế mua hóa đơn nhân công: tốn 7% thuế = 2% TNCN + 5% GTGT

4. Giao khoán nhân công cho công ty xây dựng hoặc có khả năng thi công công trình khác

Ưu điểm:

Lợi thuế thu nhập doanh nghiệp 20% 

Không phải đóng bảo hiểm

Thuế thu nhập cá nhân 10% không lo bị truy thu

Nhược điểm:

Hồ sơ Thanh toán đầy đủ làm việc với doanh nghiệp tư tế, tránh giao dịch công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động…làm ăn không đàng hoàng.

Các loại thuế phải nộp

+ Thuế giá tị gia tăng: 10%

+ Thuế thu nhập cá nhân: 10%

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc 25,5%

Hồ sơ hợp lý:

+ Hợp đồng giao khoán nhân công

+ Biên bản nghiệm thu

+ Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán

+ Quyết toán khối lượng giao khoán

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Ủy nhiệm chi thanh toán ngay

Trên đây là những cách xử  lý chi phí nhân công trong xây dựng. Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Taxkey chúng tôi. 

Comments are closed.