Một số quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là gì? Côgn việc nào được cho thuê lại lao động? Dưới đây sẽ là một số quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động.

Khái niệm về hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động được quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật lao động 2012, được hiểu là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.


Công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Bao gồm:

– Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký;

– Thư ký/Trợ lý hành chính;

– Lễ tân;

– Hướng dẫn du lịch;

– Hỗ trợ bán hàng;

– Hỗ trợ dự án;

– Lập trình hệ thống máy sản xuất;

– Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông;

– Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất;

– Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy;

– Biên tập tài liệu;

– Vệ sĩ/Bảo vệ;

– Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại;

– Xử lý các vấn đề tài chính, thuế;

– Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô;

– Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nộib thất;

– Lái xe;

– Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển;

– Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí;

– Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.


Các trường hợp không được cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp không được cho thuê lại lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định 29/2019/NĐ-CP, bao gồm:

– Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.

– Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.

– Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.

– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Comments are closed.