Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp

Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp đều là hai đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và có một số điểm giống nhau. Vậy cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp có gì giống và khác nhau? 

1.Khái niệm

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 và Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, là một loại hình tác phẩm được bảo hộ và thuộc đối tượng quyền tác giả. Đây là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Xem thêm: So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

2. Điểm giống nhau

Đều là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đều là những quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu các sáng tạo đó.

Bảo hộ cho quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền và tránh các hành vi xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ.

Đều là đối tượng sáng tạo mang tính thẩm mỹ, đều thể hiện dưới dạng là hình dáng bên ngoài của tác phẩm (hình khối, đường nét, màu sắc…).

Phạm vi bảo hộ: đều được bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tác giả.

Cả hai đối tượng này được sáng tạo ra đều nhằm điều chỉnh sản phẩm của mình để hấp dẫn một bộ phận người tiêu dùng cụ thể

Gắn liền với sản phẩm, đồ vật hữu ích.

Có thể được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp.

3. Điểm khác nhau

Tiêu chí

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Kiểu dáng công nghiệp

Cơ chế bảo hộ

Cơ chế quyền tác giả

Cơ chế quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung bảo hộ

Bảo hộ hình thức tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng.

Bảo hộ độc quyền nội dung ý tưởng sáng tạo.

Căn cứ xác lập quyền

Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện bảo hộ

Chỉ cần tạo ra tác phẩm được thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định và chỉ cần có tính nguyên gốc do tác giả sáng tạo ra mà không đòi hỏi có tính mới, không đòi hỏi bất kỳ về điều kiện nội dung, chất lượng và hiệu quả của tác phẩm.

Yêu cầu phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ: có tính mới (so với thế giới), có tính sáng tạo (không được trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký) và có khả năng áp dụng công nghiệp.

--> Điều kiện bảo hộ cao hơn

Khả năng áp dụng

Có thể sản xuất công nghiệp hoặc thủ công

Bắt buộc phải được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

-->Thời hạn bảo hộ ngắn hơn, tối đa là 15 năm

Ý nghĩa của việc bảo hộ

Chống lại sự sao chép hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện. Tuy nhiên, chủ sở hữu không thể ngăn cấm người khác tạo ra và sử dụng những thiết kế trùng hoặc tương tự nên cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng yếu hơn kiểu dáng công nghiệp.

chủ sở hữu được độc quyền khai thác, sử dụng kiểu dáng công nghiệp và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó.

Cơ quan đăng ký bảo hộ

Cục bản quyền tác giả.

Cục Sở hữu trí tuệ.

Trên đây là nội dung Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

Comments are closed.