Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định hiện nay

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là hai khái niệm đều được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Vậy hai chủ thể này có điểm gì giống và khác nhau? Lawkey sẽ đưa ra một số nội dung pháp lý về vấn đề này dưới đây:

1. Khái niệm

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại Điều 13 và Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:

– Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghê thuậ và khoa học, gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó.

2. Điểm giống nhau

Đây đều là những chủ thể được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay.

3. Điểm khác nhau

Tiêu chí

Tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả

Phân loại

Có nhiều cách phân loại tác giả:

-Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm: Tác giả đơn nhất, đồng tác giả

– Dựa vào nguồn gốc tác phẩm: tác giả tác phẩm gốc, tác giả tác phẩm phái sinh

– Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm: Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và không đồng thời là chủ sở hữu.

Gồm những cá nhân, tổ chức sau đây :

– Chủ sở hữu là tác giả

– Chủ sở hữu là các đồng tác giả

– Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm

– Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng

– Người được thừa kế quyền tác giả

– Người được chuyển giao quyền

– Nhà nước

Các quyền được bảo hộ

Trường hợp đồng thời là chủ sở hữu: Có các quyền nhân thân và quyền tài sản quy định tại Điều 19 và 20 Luật SHTT.

Trường hợp không đồng thời là chủ sở hữu: có các quyền nhân thân quy đinh tại Điều 19 Luật SHTT và một phần quyền tài sản.

Nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT). Cụ thể:

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả hoặc là các đồng tác giả: có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế; Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền; Chủ sở hữu là Nhà nước: có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT

 

Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Thế nào là tác giả của tác phẩm?

Phạm vi hưởng quyền tác giả của các chủ thể

Comments are closed.