Doanh nghiệp có phải điều chỉnh thang lương bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng không? Pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Cụ thể:
– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Điều chỉnh thang lương, bảng lương
Theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP, thì mức lương tối thiểu vùng trong năm 2019 (1.490.000 đồng) đã tăng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (1.390.000 đồng). Mà theo quy định trên thì thang lương, bảng lương cũng được xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
Do vậy, khi lương tối tiểu vùng tăng lên thì việc điều chỉnh hay không điều chỉnh phụ thuộc vào thang bảng lương hiện tại của doanh nghiệp.
Trường hợp 01:
Mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất trong thang, bảng lương hiện tại của doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương vì mức lương này đã đáp ứng điều kiện không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Trường hợp 02:
Mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất trong thang, bảng lương hiện tại của doanh nghiệp thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong thang bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì doanh nghiệp cũng phải xây dựng lại thang bảng lương cho phù hợp.
Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo Thang lương, Bảng lương của mình với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và thực hiện đăng ký điều chỉnh đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội khi thay đổi mức lương của người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Xem thêm: Quy định của pháp luật về nội quy lao động
Quy định về thỏa ước lao động tập thể
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Có phải điều chỉnh thang lương bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Comments are closed.