Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản ở đâu?

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản ở đâu?

Trường hợp các cá nhân có văn bản thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản có phải công chứng tại nơi có bất động sản không? Pháp luật quy định thế nào về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản


Tóm tắt câu hỏi:

Người thân tôi có mảnh đất 300m2 tại Hà Nội. Khi để lại di chúc, mảnh đất đó không được định đoạt và phân chia trong di chúc. Hiện nay, hai chị em tôi có thỏa thuận với nhau phân chia mảnh đất tại Hà Nội. Nếu tôi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia mảnh đất đấy thì phải công chứng ở đâu? Pháp luật có quy định tôi phải công chứng tại Hà Nội hay không?


Luật sư tư vấn: 

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Công chứng là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Xem thêm: Các hành vi bị cấm trong hoạt động công chứng theo quy định hiện nay

Địa điểm công chứng

Địa điểm công chứng được quy định tại Điều 44 Luật Công chứng, theo đó, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Người có quyền yêu cầu

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Nội dung trong văn bản

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Đối với di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản phải đăng ký sở hữu

Trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Theo quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản, “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng không được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không thuộc phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Tuy nhiên, điều luật đã đặt ra trường hợp ngoại lệ đối với việc công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Xem thêm: Công chứng hợp đồng giao dịch về bất động sản theo pháp luật

Quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 656 về Họp mặt những người thừa kế. Theo đó, Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây và mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

– Cách thức phân chia di sản.

Có thể thấy, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là sự thỏa thuận của những người thừa kế để phân chia di sản, quyền và nghĩa vụ các bên, cách thức phân chia di sản và việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.


Đối chiếu với tình huống của anh/chị

Như đã phân tích một số nội dung pháp lý nêu trên, văn bản thỏa thuận phân chia di sản là mảnh đất tại Hà Nội của anh/chị là hợp đồng, giao dịch về bất động sản.

Căn cứ theo quy định của Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản . Theo đó, điều luật chỉ đặt ra ngoại lệ với việc công chứng di chúc, công chứng văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản là mảnh đất ở Hà Nội của anh/chị không thuộc trường hợp ngoại lệ và phải tuân thủ quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản.

Như vậy, Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội nơi có mảnh đất đó mới có quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là mảnh đất tại thành phố Hà Nội của anh/chị.

Trên đây là nội dung tư vấn Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản ở đâu? của Lawkey. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch soạn thảo sẵn