Công nghệ hạn chế và công nghệ bị cấm chuyển giao

Công nghệ hạn chế và công nghệ bị cấm chuyển giao theo Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định cụ thể như sau:

Công nghệ hạn chế chuyển giao

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, đề xuất và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung công nghệ thuộc các danh mục công nghệ chuyển giao.

Luật chuyển giao công nghệ 2017 tại Điều 10 quy định các trường hợp hạn chế chuyển giao công nghệ. Cụ thể:

Trường hợp chuyển giao công nghệ vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước

Công nghệ hạn chế chuyển giao trong trường hợp này bao gồm:

– Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;

– Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;

– Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

– Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

– Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;

– Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;

– Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

Trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài

Công nghệ hạn chế chuyển giao trong trường hợp này bao gồm:

– Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;

– Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

Xem thêm: Chuyển giao công nghệ là gì theo quy định của pháp luật?


Công nghệ cấm chuyển giao

Bên cạnh những loại công nghệ bị hạn chế chuyển giao, Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định thêm những loại công nghệ bị cấm chuyển giao. Điều 11 quy định khá rõ các loại công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước như sau:

– Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;

– Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

– Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

– Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

– Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Bên cạnh đó, nhà nước cấm các bên chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

Xem thêm: Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ

Quy trình cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ hiện nay

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Công nghệ hạn chế và công nghệ bị cấm chuyển giao” gửi đến bạn đọc, Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Comments are closed.