Nhượng quyền thương mại và các quy định liên quan

Nhượng quyền thương mại là gì? Điều kiện nhượng quyền thương mại? Các bên trong nhượng quyền thương mại được quy định ra sao? Dưới đây là sự cụ thể hóa về Nhượng quyền thương mại và các quy định liên quan.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Việc xây dựng môt thương hiêu có tầm ảnh hưởng trên thị trường và được người tiêu dùng đón nhận không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy, nhiều người nảy ra ý tưởng về việc nhận quyền thương mại để được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Cụ thể hóa khái niệm về nhượng quyền thương mại, tại Điều 284 Luật thương mại 2005 có quy định như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.


Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Trước đây, để được hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật đặt ra những điều kiện khá chặt chẽ về điều kiện đối với bên nhượng quyền, bên nhận quyền và các hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Tuy nhiên, kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018, khi Nghị định 08/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành, thì điều kiện để được hoạt động nhượng quyền thương mại được tinh giản đi rất nhiều. Cụ thể, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.


Đăng ký nhượng quyền thương mại

Việc thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại không áp dụng đối với:

– Nhượng quyền trong nước;

– Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tuy nhiên, khi thuộc một trong hai trường hợp này, thương nhân phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Đối với các trường hợp còn lại, thương nhân thực hiệ việc đăng ký theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

­- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại.

– Các văn bản xác nhận về:

+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Trình tự thực hiện

Thương nhân đăng ký nhượng quyền thương mại thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự các bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Thương nhân sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên thì mang gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đinh tại Bộ thương mại.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ thương mại tiến hành xử lý như sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi hết thời hạn giải quyết hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận/từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Xem thêm: So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định hiện nay

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Nhượng quyền thương mại và các quy định liên quan” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Comments are closed.