Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật

Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật

Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu cũng như các các chủ thể khác. Việc hạn chế quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở những điểm nào?

Về nguyên tắc, các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu có bất kì chủ thể nào khác muốn có được các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó đều phải xin phép chủ sở hữu và trả tiền thù lao thông qua việc kí kết các hợp đồng chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, hoặc họ phải là người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu, xuất phát từ những lí do nhất định. Việc hạn chế quyền này có thể theo các hướng:

Thứ nhất, Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp vẫn thực hiện các quyền của mình nhưng lại không được hoàn toàn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền đó theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bắt buộc chuyển quyền sử dụng sáng chế)

Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp pháp luật cho phép được tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác mà không cần phải xin phép hay trả thù lao.

Phân định ranh giới giữa hành vi sử dụng hợp pháp và bất hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là việc thiết yếu giúp cho việc nắm bắt và thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả hơn.

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lí chỉ dẫn địa lí không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi thuộc các trường hợp sau:

Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.

+ Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nếu quyền sử dụng này gắn với mục đích thương mại, kinh tế. Điều này khác với quyền sử dụng tài sản hữu hình thông thường khác như nhà đất, xe cộ,..  Người sử dụng dùng các tài sản hữu hình thông thường khác vào bất kì mục đích gì ( kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày,..) đều phải xin phép và trả tiền thuê cho chủ sở hữu của những tài sản đó. Việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh thì không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu cũng như không phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước đưa ra thị trường;

– Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện thông qua việc chuyển quyền sử dụng sáng chế bắt buộc.

– Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;

Ví dụ: A là chủ sở hữu sáng chế X đã được bảo hộ tại nước C1 và đã tiến hành sản xuất và bán sản phẩm theo sáng chế đó trên thị trường của nước C1 với giá D1. Sau đó, A kí hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế đó cho B thuộc nước C2. B đã bán sản phẩm được sản xuất theo sáng chế X đó tại thị trường của nước C2 với giá D2 (thấp hơn giá D1).

Một công ty kinh doanh của nước C1 tiến hành nhập khẩu sản phẩm của B để bán trên thị trường của nước mình vì giá ngành thấp hơn sản phẩm của A. Trong trường hợp này, A không có quyền ngăn cấm việc nhập khẩu của công ty đó đối vứi cùng một sản phẩm mang đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình là chủ sở hữu.

Đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý:

– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

+ Các hàng hóa, dịch vụ mang đối tượng sở hữu công nghiệp (đã được bảo hộ) đã được chủ sở hữu đưa ra thị trường tại trong nước hay nước ngoài thì chủ sở hữu không có quyền ngăn cám các hành vi nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, dịch vụ gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

+ Các hành vi đưa ra thị trường có thể là trực tiếp bán, phân phối hàng hóa theo kênh thương mại hoặc kí kết các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác.

– Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.

+ Nhãn hiệu đạt được sự bảo hộ một cách trung thực được hiểu là trước ngày nộp đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý đó, nhãn hiệu đã được sử dụng trên thực tế và người tiêu dùng đã biết đến một cách rộng rãi về mối liên hệ giữa nhãn hiệu đố với người sử dụng nhãn hiệu. Trong trường hợp này, người đó được quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu những không được mở rộng phạm vi sử dụng.

– Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Đối với bí mật kinh doanh, các hành vi sau đây cũng được coi là không xâm phạm quyền của chủ sở hữu:

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.

– Bộc lộ dữ liệu bí mật trong trường hợp người nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệp hoặc bất kì dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể nhằm bảo vệ công chúng.

– Sử dụng dữ liệu bí mật trong trường hợp trên không nhằm mục đích thương mại.

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Như vậy, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp được xem như ranh giới để phân định giữa quyền của chủ sở hữu với quyền của các chủ thể còn lại trong quá trình khai thác và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây cũng là biện pháp mà pháp luật đặt ra để hài hòa giữa lợi ích của chủ thể quyền với lợi ích chung của toàn thể xã hội đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trên đây là nội dung về Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật

Giới hạn quyền tác giả được hiểu như thế nào?

Comments are closed.