Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( Luật SHTT).Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân khi ký kết hai hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu này cần chú ý điểm khác biệt, cụ thể:
- Khái niệm
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu
– Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận
-
Điểm khác biệt
Tiêu chí |
HĐ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu |
HĐ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu |
Bản chất |
Bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển nhượng | Bên nhận chuyển quyền chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi đã thỏa thuận mà không trở thành chủ sở hữu |
Chủ thể |
– Bên chuyển nhượng: chủ sở hữu. – Bên nhận chuyển nhượng |
– Bên chuyển giao: chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao từ một HĐ chuyển giao khác – Bên nhận chuyển giao: tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu |
Nội dung |
-Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; – Căn cứ chuyển nhượng; – Giá chuyển nhượng; – Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng. (Điều 140 Luật SHTT) |
-Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; – Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng; – Dạng hợp đồng; – Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ; – Thời hạn hợp đồng; – Giá chuyển giao quyền sử dụng;
-Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền. (Điều 144 Luật SHTT) |
Giới hạn |
– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. – Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. – Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. (Điều 139 Luật SHTT) |
– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. – Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. – Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
(Điều 142 Luật SHTT) |
Hiệu lực HĐ |
Chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. |
– Có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. – Hợp đồng sử dụng mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt. |
Trên đây là một số nội dung Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey để được giải đáp.
Comments are closed.