Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra bỏ sót

Quên không kê khai, bỏ sót hóa đơn đầu vào, đầu ra là chuyện thường gặp tại doanh nghiệp. Cách kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra bỏ sót như thế nào? Taxkey sẽ hướng dẫn các bạn ngay sau đây.

1. Đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót

♣ Xử lý hóa đơn đầu vào bị bỏ sót:

Nếu hóa đơn bỏ sót của tháng kê khai (tức là chưa kê khai) mà kế toán phát hiện ra tại bất kỳ thời gian nào thì sẽ được kê khai vĩnh viễn trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh kiểm tra tại tháng phát hiện mà không phải kê khai bổ sung của tháng bỏ sót.

Nếu hóa đơn đầu vào mà đã kê khai rồi nhưng bị sai và đã quá thời hạn kê khai. Có thể sai những chỉ tiêu có thể không ảnh hưởng đến thuế. Hoặc sai những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến thuế. Thì chắc chắn tại tháng phát hiện ra kế toán bắt buộc phải kê khai bổ sung tại tháng bị kê khai sai trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh tra, kiểm tra. Như vậy, Hóa đơn đầu vào bị bỏ sót các bạn kê khai vào kỳ hiện tại phát hiện ra.

Ví dụ: Tháng 09/2018 người nộp thuế phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 11/2017 chưa kê khai. Lúc này, người nộp thuế kê khai vào “Mục I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 08/2018 (nếu còn trong thời hạn khai thuế). Hoặc tháng 09/2018. Nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

♣ Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.

Kê khai vào “Mục I – Hàng hóa, dịch vụ mua và trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của tháng phát hiện ra sai sót. 

Kê khai vào các chỉ tiêu 23, 24, 25 của tờ khai 01/GTGT.

+ Chỉ tiêu [23]: Số tiền

+ Chỉ tiêu [24], [25]: Số tiền thuế GTGT.

>>>Xem thêm: Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

2. Đối với hóa đơn đầu ra bị bỏ sót

♣ Xử lý hóa đơn đầu ra bị bỏ sót

Nếu hóa đơn đầu ra bị bỏ sót (bị thiếu) của tháng kê khai (tức là hóa đơn chưa kê khai) mà kế toán phát hiện ra tại bất kỳ thời gian nào trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thanh tra thì sẽ được kê khai bổ sung tại tháng kê khai thiếu. Hóa đơn đầu ra bỏ sót trong trường hợp này khác với trường hợp hóa đơn đầu vào.

Nếu hóa đơn đầu ra mà đã kê khai rồi nhưng bị sai quá thời hạn kê khai. Sai những chỉ tiêu có thể không ảnh hưởng đến thuế. Hoặc sai những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến thuế. Thì chắc chắn tại tháng phát hiện ra kế toán bắt buộc phải kê khai bổ sung tại tháng bị kê khai sai trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh tra, kiểm tra.

Ví dụ: Tháng 10/2018 người nộp thuế phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra phát sinh tháng 9/2018 chưa kê khai thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 9/2018 theo quy định.

♣ Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn đầu ra bị bỏ sót

Doanh nghiệp kê khai bổ sung, điều chỉnh lại tờ khai thuế 01/GTGT của tháng kê khai thiếu.

Vào tờ khai tháng kê khai thiếu. Sau đó chọn “Tờ khai bổ sung”. Chọn “Lần 1”.

Bổ sung tại chỉ tiêu [32], [33]. 

Nhập xong thì ấn “Tổng hợp KHBS”. 

Các bạn tích chọn sang Phụ lục “KHBS” để xử lý số liệu sau khi bổ sung.

Các bạn chỉ cần quan tâm đến chỉ tiêu [40], [43] bên “Giải trình khai bổ sung điều chỉnh”

+ Nếu [40] > 0: Số tiền không nằm trong ngoặc (): Tức là tăng số tiền thuế phải nộp. Lúc này, Sẽ xử lý bằng cách đi nộp số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp thuế.

+ Nếu [40] < 0: Số tiền nằm trong ngoặc (): Làm giảm số tiền phải nộp. Lúc này, các bạn sẽ theo dõi bên ngoài và bù trừ với số tiền thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo, hoặc được hoàn thuế. Không được nhập vào chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.

+ Nếu [43] > 0: Số tiền không nằm trong ngoặc (): Tăng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Lúc này, xử lý bằng cách nhập số liệu vào chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.

>>>Xem thêm: Tổng hợp mức phạt vi phạm sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng

Trên đây là hướng dẫn cách kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra bỏ sót. Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp, tư vấn.

>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín nhất   

Comments are closed.