Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là gì? Hãy cùng TaxKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Trong đó:

– Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

– Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập

Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:

– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

– Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

– Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

– Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:

+ Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;

+ Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.

Báo cáo kiểm toán độc lập

Báo cáo kiểm toán độc lập được quy định như sau:

Các loại báo cáo kiểm toán độc lập

Báo cáo kiểm toán độc lập bao gồm:

♠ Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:

– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:

+ Đối tượng của cuộc kiểm toán;

+ Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

+ Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;

+ Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;

+ Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

+ Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

– Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.

– Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.

– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

♠ Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác:

Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác được lập trên cơ sở báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và chuẩn mực kiểm toán phù hợp với từng cuộc kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán độc lập

– Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

– Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán.

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán độc lập

Hồ sơ kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 49, 50 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:

– Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán.

– Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán

+ Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng.

+ Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là mười năm.

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật.

+ Hồ sơ kiểm toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo từng hợp đồng kiểm toán, từng cuộc kiểm toán.

Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập

Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được quy định tại Điều 52 Luật Kiểm toán độc lập 2011:

– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Kiểm toán độc lập 2011, các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán.

– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền về chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Kiểm toán độc lập 2011.

– Bộ Tài chính được huy động kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề và các chuyên gia khác trong việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc huy động và bố trí người tham gia kiểm soát chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.

– Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập hội đồng chuyên môn để tư vấn cho việc xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán và chất lượng kiểm toán.

>>Xem thêm: Chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán

Trên đây là bài viết về: Kiểm toán độc lập là gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.