Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng người lao động khuyết tật.
Quyền được có việc làm việc của người lao động khuyết tật
Theo khoản 1 điều 176 Bộ luật lao động 2012, Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật Người khuyết tật.
Việc phân biệt đối xử, kì thị người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Các hành vi bị cấm khi sử dụng người lao động khuyết tật
– Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
– Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Xem thêm: Những công việc không được phép sử dụng lao động nữ
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Nhằm đảm bảo phát huy được năng lực của người lao động đồng thời giảm thiểu việc phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng của người sử dụng lao động, nhà nước không còn quy định cụ thể về thời gian làm việc cụ thể như trước mà chỉ quy định về vấn đề làm đêm và làm thêm giờ quy định tại khoản 1 điêu 178 Bộ luật Lao động 2012.
Người sử dụng lao động bố trí cho ngời lao động khuýet tật nghỉ phép năm 14 ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động 2012.
An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người khuyết tật
Theo khoản 1 điều 177 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Người sử dụng lao động không được vì lợi ích trước mắt của mình để thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc ban đêm, hoặc trường hợp chủ sử dụng lao động lợi dụng người lao động khuyết tật vào làm những công việc nặng nhọc độc hại cho sức khỏe của họ.
Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên được miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
Xem thêm: Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi
Những quyền lợi mà lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi cần biết
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số lưu ý khi sử dụng người lao động khuyết tật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Comments are closed.