Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Nội dung và hình thức hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Nội dung và hình thức hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân khi ký kết hợp đồng này cần lưu ý nội dung và hình thức hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể:

Nội dung hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp phải có đủ các nội dung sau:

Tên và địa chỉ

Tên, họ tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. 

Căn cứ chuyển nhượng

Căn cứ chuyển nhượng là văn bằng bảo hộ mà bên chuyển nhượng là chủ văn bằng. Bên chuyển nhượng phải là chủ văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ có thể là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu, Giấy chứng nhân đăng kí thiết kế bố trí,..

Xem thêm: Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Đối tượng chuyển nhượng

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,..

Các bên có thể thỏa thuận đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng là toàn bộ quyền sở hữu đối với toàn bộ khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đối với một phần khối lượng bảo hộ. Trong một số trường hợp, các bên có thể thỏa thuận đồng thời nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu như chúng có mối liên hệ chức năng với nhau.

Ví dụ: chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp cùng với nhãn hiệu hàng hóa gắn trên sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng tương ứng.

Xem thêm: Chủ thể và đối tượng hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Giá chuyển nhượng

Giá cả chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do các bên thỏa thuận.

Trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn do Nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được thấp hơn mức tối thiểu.

Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn do nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được cao hơn mức tối đa.

Các mức tối đã và tối thiểu này do Bộ tài chính cùng Bộ Khoa học và công nghệ ấn định.

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Các bên có thể thỏa thuận về những quyền và nghĩa vụ của mỗi bên bao gồm:

– Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng:

+ Đăng kí hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận rằng viêc kí do bên nhận chuyển nhượng đảm nhiệm

+ Nộp thuế chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật về thuế

+ Giải quyết các tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyển nhượng gây nên tranh chấp đó.

– Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng:

+ Đăng kí hợp đồng, nếu có thỏa thuận

+ Trả tiền chuyển nhượng của bên chuyển nhượng theo mức và theo cách thức do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển nhượng không đền bù (tặng cho quyền sở hữu công nghiệp)

Đối với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu: Bên nhận chuyển nhượng phải chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu được chuyển nhượng nếu điều đó là cần thiết và phải bảo đảm chất lượng hàng hóa như hàng hóa do bên chuyển nhượng sản xuất.

Đối với nhãn hiệu: Bên nhận chuyển nhượng phải cam kết bảo đảm hàng sản xuất ra có gắn nhãn hiệu có chất lượng không kém hơn so với chất lượng của hàng hóa gắn nhãn hiệu trước đó. Cam kết này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người tiêu dùng đặt niềm tin vào nhãn hiệu đó.

Hình thức văn bản

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được lập dưới hình thức bằng văn bản. Mọi thỏa thuận miệng, công văn, thư từ, điện báo đều không được coi là hợp đồng chuyển nhượng và không có giá trị pháp lý.

Nếu việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một phần của hợp đồng khác thì nội dung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành một bộ phận riêng biệt so với các phần còn lại của hợp đồng.

Trên đây là nội dung Nội dung và hình thức hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp