Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, công ty có thể tạm ngừng kinh doanh vì một số lý do nào đó. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty như thế nào? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh như thế nào? Sau đây, Taxkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

1. Thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh . Khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thông báo với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Thông báo phải bằng văn bản và phải nêu rõ về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Thời gian thực hiện chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. 

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty

Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ, thủ tục khác nhau

2.1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần 

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. Theo mẫu Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của  Hội đồng quản trị.

– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: 

+Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. Tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cổ phần

2.2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. Theo mẫu Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT. 

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên.

– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. Tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về công ty TNHH hai thành viên trở lên

2.3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. Theo mẫu Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu công ty.

– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: 

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. (Tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)

>>>Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

2.4. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty hợp danh

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. (theo mẫu Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của của các thành viên hợp danh.

>>>Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm công ty hộp danh

2.5. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. Theo mẫu Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

3. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ. 

Bước 2: Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền nộp hồ sơ bản mềm đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau đó đợi thông báo hợp lệ. Thời gian khoảng ba ngày.

Bước 3: Sau khi có thông báo hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp. 

Bước 4: Trong thời gian năm ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh. 

Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

4. Những vấn đề về thuế cần lưu ý khi tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty

– Nếu tạm ngừng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính (01/01 – 31/12):

Sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế. Sẽ không phải kê khai nộp lệ phí môn bài. Không phải kê khai, nộp thuế  thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp không phải nộp Báo cáo tài chính, Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Nếu tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch:

.Sẽ thực hiện kê khai, nộp lệ phí môn bài. Thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Và nộp hồ sơ quyết toán thuế của cả 2 năm dương lịch. 

Trên đây là bài viết về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.

>>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói chuyên nghiệp 

Comments are closed.