Vốn điều lệ của công ty doanh nghiệp tại thời điểm thành lập

Một trong những điều kiện bắt buộc để có thể thành lập công ty, doanh nghiệp là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty doanh nghiệp tại thời điểm thành lập là gì? Cùng Taxkey tìm hiểu về vấn đề này.

1. Vốn điều lệ là gì? 

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp, vốn điều lệ giữ vai trò quan trọng về tài chính. Doanh nghiệp muốn kinh doanh, hoạt động tốt thì phải có vốn. Vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp nói lên quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi người trong khối tài sản của mình cam kết góp vào công ty, doanh nghiệp

Tại thời điểm đăng ý thành lập công ty, doanh nghiệp, vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên/cổ đông đã cam kết góp/đăng ký mua. Nếu hết thời hạn góp vốn, công ty, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.

2. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của các loại hình doanh nghiệp

2.1. Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Ta có thể hiểu vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là ít nhất 20% tổng  giá trị các loại cổ phần chào bán.

Các cổ đông sẽ thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn trên, nếu số cổ phần thanh toán trên thực tế còn thiếu so với số cổ phần đã đăng ký, công ty sẽ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

>>>Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần

2.2. Công ty TNHH một thành viên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu góp không đủ, chủ sở hữu công ty sẽ phải thay đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

>>>Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm công ty TNHH một thành viên

2.3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hết thời hạn trên, nếu số vốn góp trên thực tế không đủ so với số vốn đã đăng ký, công ty sẽ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Các thành viên góp đủ số vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về công ty TNHH hai thành viên trở lên

2.4. Công ty hợp danh

Vốn điều lệ trong công ty hợp danh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng gí trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Tại thời điểm góp vốn, nếu  góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.

>>>Xem thêm: Đặc điểm công ty hợp danh

2.5. Doanh  nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

3. Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty, doanh nghiệp? 

Vốn điều lệ bao nhiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Vốn điều lệ phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông. 

Nếu công ty, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định hoặc ký quỹ, thì mức vốn điều lệ tối thiểu ít nhất là cao hơn mức vốn điều lệ hoặc ký quỹ. Mức vốn pháp định và mức vốn ký quỹ đã được pháp luật ấn định để phòng trường hợp rủi ro đối với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để có thể kinh doanh, vận hành tốt công ty, doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, công ty nên có  mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định và  mức vốn ký quỹ.

4. Mức đóng lệ phí môn bài

Mức đóng lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty.

Nếu mức vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ đồng trở lên: 3.000.000 đồng/năm. 

Nếu mức vốn điều lệ công ty nhỏ hơn 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm. 

Nếu doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 01/07 thì thuế môn bài của năm đó chỉ phải đóng 50% mức cả năm.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

– Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài. 

– Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm.

Trên đây là bài viết về Vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp tại thời điểm thành lập. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi. 

Comments are closed.