Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế cho Nhà nước, trong đó có thuế giá trị gia tăng. Vậy cách tính thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 định nghĩa về thuế giá trị gia tăng (hay còn được gọi tắt là thuế VAT) như sau:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này. (Theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế uy tín

Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là dựa vào giá tính thuế và thuế suất.

Hiện nay, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 bao gồm 2 cách thức chính:

+ Cách thứ nhất: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

+ Cách thứ hai: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp.

>>> Xem thêm: Các loại báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Phương pháp tính được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sđ, bs 2013:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng Điều kiện theo quy định pháp luật.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn được xác định như sau:

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn

=

Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra

x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính được quy định tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sđ, bs 2013.

Tùy đối tượng mà công thức tính giá trị gia tăng được tính bằng một công thức riêng.

Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Công thức:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Giá trị gia tăng

x

 Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Trong đó:

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định theo công thức:

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý

=

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng

Đối tượng khác

Công thức:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Tỷ lệ %

x

Doanh thu

Trong đó:

Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;

+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định pháp luật.

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Trên đây là nội dung tư vấn cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết. 

Comments are closed.