Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty hợp danh hiện nay

Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty hợp danh

Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức quản lý như thế nào? Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty hợp danh như thế nào? Những câu hỏi, thắc mắc đó sẽ được Taxkey trả lời ngay sau đây.

1. Tìm hiểu chung về công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân, được thành lập dựa trên sự tin cận, tín nhiệm nhau giữa các thành viên. Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh. Không giới hạn số lượng thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh buộc phải là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài ra còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Và chịu trách nhiệm hữu hạn theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty. 

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm thành lập. Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

>>>Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh   

2. Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc

♣ Hội đồng thành viên:

Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. 

Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

Việc biểu quyết trong Hội đồng thành viên của công ty hợp danh được tiến hành theo nguyên tắc đa số phiếu.

– Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

+ Phương hướng phát triển công ty;

+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

+ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

+ Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

+ Quyết định dự án đầu tư;

+ Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

+ Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

+ Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

+ Quyết định giải thể công ty.

– Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

♣ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc

Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc. 

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. 

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:

+ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;

+ Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

+ Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;

+ Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

+ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;

+ Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

>>>Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên

3. Người đại diện theo pháp luật

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật. 

Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Do đó, theo định nghĩa nêu trên, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc. 

>>>Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Nếu khách hàng còn có thắc, hãy liên hệ với chúng tôi.

>>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói chuyên nghiệp   

Comments are closed.