Cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp tư nhân

Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, quản lý doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp tư nhân? Taxkey sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này. 

1. Doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, chúng ta có thể hiểu về doanh nghiệp tư nhân như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi cá nhân  chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

2. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp tư nhân

Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành xây dựng mô hình quản lý của doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kiêm chức Giám đốc. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ ký các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ quyết định giải thể, hoặc phá sản doanh nghiệp; tổ chức lại doanh nghiệp; quyết định phương hướng phát triển của công ty;…. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

♣ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc để điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Giám đốc điều hành sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi mà hợp đồng đã ký với chủ doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn như: Tuyển dụng lao động; Bổ nhiệm các chức danh quản lý, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân;…

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty TNHH một thành viên

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.