Khi tiến hành thành lập công ty, chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc về hồ sơ thủ tục thành lập. Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp như thế nào?Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp như thế nào? Taxkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc.
1. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng trong thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ đăng ký thành lập khác nhau. Hồ sơ như sau:
1.1. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân. Như sau:
– Đối với người dân Việt Nam: là chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: là Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
1.2. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty cổ phần
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
2. Điều lệ công ty. (Có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức).
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
– Danh sách cổ đông sáng lập: Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài: Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài): Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Đối với cá nhân: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
– Đối với tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng.
– Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1.3. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
2. Điều lệ công ty. (Có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp).
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền: Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
– Đối với chủ sở hữu là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. (Trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước.)
– Đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
1.4. Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hồ sơ thành lập công ty như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
2. Điều lệ công ty. (Có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.)
3. Danh sách thành viên. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Thành viên là cá nhân: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
– Thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng
– Trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1.5. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
2. Điều lệ công ty. (Có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh.)
3. Danh sách thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (nếu có). (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.)
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Thành viên là cá nhân: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
– Thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng.
– Trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về công ty hợp danh
2. Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ:
Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
– Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc qua mail.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng đăng ký kinh doanh để trả cho công dân, doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Người nộp hồ sơ nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp trên thực tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền kê khai, nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả thông báo (Phiếu hẹn kết quả) qua mail.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ đến người nộp hồ sơ qua mail. Trong thời hạn 03 ngày.
Bước 4: Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp và nộp phí, lệ phí
Nếu nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Bước 3, Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nộp phí, lệ phí (nếu có). Và đăng ký hình thức nhận kết quả: chuyển phát về trụ sở hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bản gốc, kiểm tra hồ sơ. Và thông báo việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số dự kiến qua mail cho người nộp hồ sơ.
Bước 6: Nhận kết quả
Người nộp hồ sơ tới bộ phận một cửa nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận từ đơn vị chuyển phát.
3. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Sau khi được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật sẽ tiến hành công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Tiến hành khắc dấu, công bố mẫu dấu. Mở tài khoản ngân hàng,…
>>>Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Trên đây là bài viết về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn đang có dự định thành lập công ty, hãy liên hệ với chúng tôi.
Comments are closed.