Khái niệm và đặc điểm của đình công theo Bộ luật lao động 2012

Đình công là một biên pháp mạnh mẽ nhất mà tập thể lao động sử dụng để đỏi hỏi lợi ích. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi tới các bạn khái niệm và đặc điểm của đình công theo Bộ luật lao động 2012.

Đình công là gì?

Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật lao động 2012  đình công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Khi tiến hành đình công, tập thể lưu ý là chỉ thực hiện sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.

Có thể thấy, đình công là sự biểu hiện thái độ của cả một tập thể lao động đối với người sử dụng lao động để đòi hỏi về cho mình những lợi ích nhất định khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể.

Đặc điểm của đình công

Từ khái niệm được đưa ra theo quy định của Bộ luật lao động 2012, chúng ta có thể đưa ra một vài đặc điểm cơ bản của đình công như sau:

ĐÌnh công diễn ra nhằm mục đích đặt được những lợi ích nhất định

Khi xảy ra những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tập thể lao động mới được quyền đình công. Đây là một trong những điều kiện để cuộc đình công diễn ra là hợp pháp.

Cũng chính vì đó mà đình công về bản chất là đòi hỏi quyền, đòi hỏi lợi ích cho mình từ người sử dụng lao động như đòi tăng lương, giảm giờ làm,…  Đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.

Đình công là sự ngừng việc mang tính tạm thời

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự ngừng việc trong một đơn vị sử dụng lao động và một trong số đó xuất phát từ việc đình công của tập thể lao động.

Tuy nhiên, sự ngừng việc trong trường hợp xảy ra đình công chỉ mang tính chất tạm thời để nhằm mục đích đòi hỏi lợi ích nào đó từ người lao động. Và nếu như các yêu cầu của họ được đáp ứng thì ngừng việc sẽ chấm dứt, người lao động tiếp tục quay lại làm việc.

Việc đình công không làm mất đi quan hệ lao động đã được xác lập giữa hai bên và thường được diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia.

Đình công luôn có tính tổ chức

Một trong những đặc điểm không thể không nhắc đến đó là đình công luôn mang ý chí của cả một tập thể lao động. Việc đình công thì phải do các lao động trong cùng một doanh nghiệp tiến hành dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn.

Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Đình công tiến hành trên tinh thần tự nguyện của người lao động

Tinh thần tự nguyện cũng được đề cao trong mỗi cuộc đình công. Bởi lẽ, đây là quyền của cá nhân lao động nói riêng và của cả tập thể lao động nói chung. Người lao động không bị cưỡng ép, bắt buộc tham gia đình công. Nếu như người lao động bị ép buộc tham gia đình công thì lúc này người đó đang không sử dụng quyền đình công của mình.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Khái niệm và đặc điểm của đình công theo Bộ luật lao động 2012” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Comments are closed.