Trình tự tiến hành đình công theo quy định của pháp luật

Việc đình công có thể xảy ra khi tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không được giải quyết hợp lý. Dưới đây là trình tự tiến hành đình công theo quy định của pháp luật.

Bộ luật lao động 2012 tại Điều 211 quy định các bước để tiến hành một cuộc đình công của tâp thể lao động như sau:

Bước 1: Lấy ý kiến của tập thể lao động

Một trong những đặc điểm quan trọng của đình công đó chính là yếu tố tổ chức. Đình công diễn ra rên tinh thần tự nguyện của cả một tập thể lao động. Chính vì vậy mà việc lấy ý kiến của tập thể lao động là điều cần thiết.

Đối tượng lấy ý kiến tập thể lao động

–  Thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất (đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở);

–  Tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động (đối với tập thể lao động chưa có tổ chức công đoàn cơ sở).

Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

Nội dung lấy ý kiến tập thể lao động

Ban chấp hành công đoàn lấy ý kiến tập thể bao gồm các nội dung:

– Phương án của Ban chấp hành công đoàn về: thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công và yêu cầu của tập thể lao động.

– Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.

Thời gian, hình thức lấy ý kiến tập thể lao động

Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày về thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công.


Bước 2: Ra quyết định đình công

Sau khi lấy ý kiến tâp thể về việc đình công và có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

Nội dung của quyết định đình công

Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

– Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết;

– Phạm vi tiến hành đình công;

– Kết quả lấy ý kiến đình công;

– Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

– Yêu cầu của tập thể lao động.

Thông báo đình công

Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công.

Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của đình công theo Bộ luật lao động 2012


Bước 3: Tiến hành đình công

Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự tiến hành đình công theo quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Comments are closed.