Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Tìm hiểu về vấn đề "Mua hóa đơn để tăng chi phí có hợp pháp không?"

Mua hóa đơn để tăng chi phí có hợp pháp không

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc mua hóa đơn để tăng chi phí. Liệu đây có phải sự lựa chọn đúng đắn hay không? Mua hóa đơn để tăng chi phí có hợp pháp không? Taxkey sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Mua hóa đơn để tăng chi phí là hành vi vi phạm pháp luật

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách mua hóa đơn để tăng chi phí và nghĩ rằng nó sẽ được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi không hợp pháp. Việc mua bán hóa đơn không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước. Mà còn tạo môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thậm chí, những tờ hóa đơn bất hợp pháp còn nhằm hợp thức hóa tiền “bôi trơn”, đưa hối lộ và hàng trăm hành vi bất hợp pháp khác. 

“Chợ hóa đơn” phát triển rầm rộ vì nhu cầu ngày càng tăng. Nhu cầu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là có thật. Ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Chỉ đơn giản là gõ cụm từ “mua bán hóa đơn”, ngay lập tức có hàng nghìn kết quả tìm kiếm. 

Việc mua hóa đơn để tăng chi phí là hành vi trái pháp luật. Hành vi ẩn chứa nhiều rủi ro gây nguy hiểm tới doanh nghiệp cũng như kế toán viên.

2. Những rủi ro tiềm ẩn khi mua hóa đơn để tăng chi phí

– Người bán hóa đơn trao cho người mua hóa đơn liên 2 theo thông lệ. Nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn khác nhau.

Ví dụ: Hóa đơn giao cho bên mua ghi 1 tỷ, nhưng liên 1 và liên 3 của bên bán được thủ thuật hóa và chỉ ghi 1 triệu.

– Nếu mua trên 20 triệu, doanh nghiệp bên mua buộc phải “chuyển khoản” vào tài khoản của bên bán.

Việc chuyển khoản 20 triệu một lúc sẽ gây ra sự nghi ngờ. Cách mà bên bán lách là rút ra tiền mặt trả lại cho bên mua sau khi trích lại “giá bán hóa đơn”. Nhưng tài khoản của doanh nghiệp hiện nay đã bị kiểm soát khá chặt, thường thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình khi có các giao dịch dạng như: có khoản tiền vào ngân hàng rồi lại rút ra khoản tương ứng gần như ngay lập tức. Nếu chịu khó phân tích chút thôi, ta có thấy như vậy là rủi ro và nguy hiểm.

– Bên bán khống hóa đơn có thể ngưng hoạt động, bỏ trốn, bị kiểm tra, bị bắt, bị phạt bất cứ lúc nào…

Điều gì xảy ra với doanh nghiệp mua hóa đơn? Chúng tôi nghĩ quý khách hàng đã có thể hình dung ra được. Nhẹ thì xuất toán, yêu cầu giải trình, nặng thì “truy tố hình sự”.

– Các công ty/doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hóa đơn hoặc có dấu hiệu rủi ro hóa đơn luôn nằm trong vòng “kiểm soát” đặc biệt của cơ quan quản lý thuế.

– Doanh nghiệp mua hóa đơn không giải trình được tính hợp lý, có thật của hóa đơn đầu vào có được do mua bán khống, vậy thì vẫn bị xuất toán, phạt hành chính thậm chí điều tra hình sự. Điều này nghĩa là, khi mua hóa đơn, doanh nghiệp đã cố gắng chi tiền mua rủi ro về mình.

3. Mua bán hóa đơn để tăng chi phí bị xử lý như thế nào?

Đây là hành vi trái pháp luật. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

– Việc mua hóa đơn để tăng chi phí được coi là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC

– Ngoài ra, có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Có thể bị Phạt tiền 1 lần cho đến 3 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người nộp thuế. (Theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC).

>>>Xem thêm: Tổng hợp mức phạt vi phạm sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng  

– Nặng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:

+ Tội trốn thuế (Điều 200)

+ Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)

4. Cách tăng chi phí hợp lý không cần hóa đơn

Để được hưởng tối đa khoản khấu trừ thuế, các kế toán cần tăng chi phí hợp lý càng nhiều càng tốt. Có rất nhiều cách để có thể giúp tăng chi phí hợp lý mà không cần mua hóa đơn. Taxkey sẽ nêu ra một số cách để quý khách hàng tham khảo:

– Tăng chi phí tiền lương, tiền công. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý khi lấy thêm chi phí tiền lương:

+ Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động; quy chế lương; thưởng công ty; thỏa ước lao động tập thể;…

+ Thanh toán tiền lương phải có đầy đủ bảng chấm công; bảng thanh toán tiền lương; chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;…

+ Công tác phí phải có đầy đủ chứng từ. Như: quyết định cử đi công tác, có xác nhận của nơi đến, có chứng từ về vé xe, thuế nhà nghỉ, khách sạn,…

+ Mua, may trang phục có đầy đủ hoá đơn, chứng từ thanh toán.

+ Nghỉ mát hằng năm phải có quyết định từ công ty, các chứng từ thanh toán chi phí,..

– Khấu hao nhanh tài sản cố định

+ Giảm thời gian khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp đến mức thấp nhất.

+ Điều chỉnh lại thời gian phân bổ công cụ dụng cụ.

+ Các chi phí về sửa chữa máy móc, tài sản cố định, công cụ dụng cụ. (Nếu có đầy đủ chứng từ thì đều được tính vào làm chi phí hợp lý doanh nghiệp).

– Chi khuyến mại, giảm giá hàng bán, hàng lỗi

+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá

+ Giảm giá bán với hàng lỗi, hàng tồn,…

+ Thực hiện các khoản chiết khấu,…

>>>Xem thêm: Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa

– Tăng định mức đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận tải, xây dựng. Như tăng định mức nguyên vật liệu sản xuất, xăng dầu vận chuyển.

– Tăng chi phí quảng cáo, tiếp khách

– Các khoản chi phí thuê ngoàiCác khoản này sẽ phải có hợp đồng, chứng từ thanh toán. 

– Các khoản chi phí không có hóa đơn. Các khoản này cần phải được lập Bảng kê chi tiết.

>>>Xem thêm: Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn áp dụng khi nào? 

– Các chi phí có hóa đơn:

+ Mua thêm các vật dụng, công cụ dụng cụ cho văn phòng, cho nhân viên.

+ Xuất tiêu dùng nội bộ

+ Các khoản thanh toán với số tiền từ 20 triệu trở lên không được dùng tiền mặt

+ Chuyển lỗ giữa các kỳ, các năm

+ Điều chỉnh thời gian xuất hoá đơn (cần làm trọn bộ chứng từ).

+ Các kỹ thuật về xuất hoá đơn điều chỉnh.

Trên đây là bài viết “Mua hóa đơn để tăng chi phí có hợp pháp không?” Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Taxkey – Công ty cung cấp dịch vụ kế toán thuế giá rẻ uy tín   

Comments are closed.