Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân

Một cá nhân có thể đăng ký thành doanh nghiệp theo mô hình nào? Doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên? Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân. Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp nên chú ý.

1. Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và công ty không được phát hành cổ phiếu.

>>>Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm công ty TNHH một thành viên 

1.1. Ưu điểm công ty TNHH một thành viên

– Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty. Không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác. Đây là ưu điểm lớn nhất trong công ty TNHH một thành viên.

– Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Hạn chế được các rủi ro. 

– Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức: Các thành viên là những người quen biết nhau. Nên sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty. 

– Tiền lương, tiền lợi nhuận của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

1.2. Nhược điểm công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên không được nhận thêm vốn góp của các thành viên khác khi muốn tăng vốn điều lệ trong công ty. Nếu nhận sẽ phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. 

– Công ty TNHH một thành viên sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn: Không được phát hành cổ phần, không được tiếp nhận vốn góp của thành viên khác. 

– Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn nên uy tín cũng bị ảnh hưởng với đối tác, bạn bè. 

– Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được rút vốn trực tiếp. 

– Tiền lương của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm công ty TNHH một thành viên

 2. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Và không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn hay mua cổ phần.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

2.1. Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ sở hữu. có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Có hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập đơn giản.

Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản.

Tiền lương của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

2.2. Nhược điểm doanh nghiệp tư nhân

– Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Mức độ rủi ro cao. 

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và tài sản doanh nghiệp. 

– Một cá nhân chỉ được thành lập doanh nghiệp tư nhân. 

– Doanh nghiệp tư nhân không được thành lập, không được góp vốn, không được mua cổ phần vào các loại hình doanh nghiệp khác.

>>>Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Một người cũng có thể làm chủ của một doanh nghiệp, không nhất thiết phải có sự góp vốn của các thành viên khác. Doanh nghiệp tư nhân hay Công ty TNHH một thành viên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hy vọng, bài viết đã đưa ra những lời tư vấn giúp cho khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp nào.

Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.

>>>Xem thêm: Nên thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần

Comments are closed.