So sánh công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

So sánh công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Bài viết sẽ giúp quý khách hàng hiểu và có thể phân biệt được hai loại hình doanh nghiệp này. 

1. Điểm giống của công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sẽ thực hiện thủ tục góp vốn trong thời hạn 90 ngày. Nếu thực hiện góp không đủ sẽ phải đăng ký giảm vốn điều lệ.
  • Cả hai loại doanh nghiệp này có sự tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
  • Các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ.
  • Các thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên và cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Hai loại hình doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong đó bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Khi huy động vốn, cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có thể phát hành trái phiếu.
  • Có thể có một hoặc có nhiều người là đại diện theo pháp luật.
  • Khi xác lập tư cách thành viên: có thể thực hiện bằng cách: nhận thêm thành viên mới; thành viên được nhận thừa kế, tặng cho.
  • Khi chấm dứt tư cách thành viên: có thể do chuyển nhượng; có người mua lại vốn góp, cổ phần; tặng cho, người khác; thành viên chết, hoặc bị tòa án tuyên bố chết; tổ chức bị giải thể.
  • Tiền lương của các thành viên cổ đông được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Điểm khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

STT Tiêu chí

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

1 Khái niệm Là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập vào công ty. Và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
2 Người góp vốn

Có sự khác biệt về tên gọi của cổ đông: Cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi

– Cổ đông phổ thông: Người sở hữu cổ phần phổ thông

– Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi (Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại)

Là các thành viên góp vốn. Không có sự khác biệt về tên gọi.
3 Vốn điều lệ Vốn điều lệ được tính dựa trên số vốn đóng góp của các thành viên khi tham gia thành lập công ty Vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Và có các loại cổ phần ưu đãi riêng cho từng loại cổ phần.
4 Số lượng thành viên, cổ đông Thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng từ hai cho đến 50 người Cổ đông trong công ty cổ phần có số lượng từ ba người trở lên. Không giới hạn số lượng tối đa.
5 Quyền phát hành cổ phần để huy động vốn Không
6

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. (Xem thêm: Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần)

7 Chuyển nhượng vốn

Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. 

Các cổ đông được tự do chuyển nhượng. Nhưng quyền chuyển nhượng của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày công ty thành lập. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết. Điều lệ công ty nếu có quy định  hạn chế chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông không được làm trái.

8 Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Quý khách hàng cần thông tin tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ trực tiếp các chuyên viên tư vấn của Taxkey để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn các thủ tục một cách chi tiết nhất!

Comments are closed.