Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the really-simple-ssl domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/slawkab8/taxkey.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nào theo quy định hiện nay

Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nào

Báo cáo tài chính là gì? Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nào? Thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu? Kế toán viên cần lưu ý.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Như chủ doanh nghiệp; nhà đầu tư; nhà cho vay; cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. 

2. Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan 

Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

♣ Doanh nghiệp Nhà nước kỳ lập báo cáo là Quý, năm và phải nộp cho những cơ quan sau:

  • Cơ quan tài chính.
  • Cơ quan thuế.
  • Cơ quan thống kê.
  • Doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

♣ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kỳ lập báo cáo là năm và phải nộp cho những cơ quan sau:

  • Cơ quan tài chính.
  • Cơ quan thuế.
  • Cơ quan thống kê.
  • Doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

♣ Các loại doanh nghiệp khác

  • Cơ quan thuế.
  • Cơ quan thống kê.
  • Doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

♠ Ngoài các cơ quan trên, doanh nghiệp cũng sẽ nộp báo cáo tài chính cho những đơn vị sau:

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước:

+ Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

+ Các loại doanh nghiệp Nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm). Như: Ngân hàng thương mại; Công ty xổ số kiến thiết; Tổ chức tín dụng; Doanh nghiệp bảo hiểm; Công ty kinh doanh chứng khoán.

+ Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

– Các doanh nghiệp:

Phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

– Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên:

Phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính:

Phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ:

Doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

– Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

>>>Xem thêm: Cách kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

3.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

♦ Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

♦ Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

3.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Nếu nộp chậm có thể sẽ bị xử phạt.

>>>Xem thêm: Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

Trên đây là bài viết “Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nào theo quy định hiện nay?”. Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc. 

Comments are closed.