Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là hai đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Để làm rõ hơn về hai đối tượng này, lawkey xin đưa ra một số vấn đề sau:
1. Về khái niệm
– Bí mật kinh doanh: Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
– Sáng chế: Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
2. Điểm khác nhau
Tiêu chí |
Sáng chế |
Bí mật kinh doanh |
Phạm vi, đối tượng bảo hộ |
Hẹp hơn, chỉ gồm các thông tin liên quan đến kỹ thuật |
Rộng hơn, gồm một số thông tin như: -Thông tin công nghệ, bí quyết kĩ thuật -Thông tin thương mại: danh sách khách hàng, chiến lược marketing,.. -Thông tin tài chinh: doanh số,.. |
Căn cứ xác lập quyền |
Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký của Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT) |
Xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT) |
Tính bộc lộ |
Khi nộp đơn đến cơ quan đăng ký, người nộp đơn phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế và công khai trong bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế. Việc quy định như vậy nhằm tránh trùng lặp và tạo điều kiện phát triển khoa học kĩ thuật dựa trên sang chế phụ thuộc vào sang chế cơ bản. (Điều 102 Luật SHTT) |
Có tinh bảo mật, không được bộc lộ |
Điều kiện bảo hộ |
Luật SHTT quy định điều kiện bảo hộ sang chế cao hơn bí mật kinh doanh, gồm: -Có tính mới (Điều 60) -Có trình độ sáng tạo (Điều 61) -Có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 62).
|
Điều kiện bảo hộ thấp hơn: -Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; -Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; -Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. |
Thời hạn bảo hộ |
Tối đa 20 năm kể từ ngày nộp đơn (Khoản 2 Điều 93) |
Luật Sở hữu trí tuệ không quy định thời hạn bảo hộ, tuy nhiên sẽ chấm dứt bảo hộ khi không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh (Điều 84) |
Quyền của chủ sở hữu |
Chủ sở hữu độc quyền khai thác sử dụng và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng. Trong trường hợp họ tạo ra độc lập, không biết đến sang chế của chủ sở hữu thì vẫn bị coi là hành vi xâm phạm |
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định một số trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh tại Khoản 3 Điều 125 Luật SHTT |
Cơ chế thực thi |
Khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu sang chế chứng minh quyền của mình bằng Bằng độc quyền sang chế.
|
Khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải cung cấp chứng cứ chứng minh quyền sở hữu của minh, chứng minh chủ thể khác tạo ra bí mật kinh doanh đó bất hợp pháp,… |
Kết luận |
Cơ chế bảo hộ mạnh: không phải áp dụng biện pháp bảo mật nhưng điều kiện bảo hộ cao, tốn kém thời gian, thời hạn bảo hộ ngắn |
Cơ chế bảo hộ yếu hơn: điều kiện bảo hộ dễ tuy nhiên thời hạn bảo hộ dài, không tốn kém thời gian. |
Trên đây là một số nội dung Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey để được giải đáp.
Comments are closed.