Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên rút vốn như thế nào? Rút vốn khỏi công ty TNHH một thành viên? Làm thế nào để có thể rút được vốn? Những thắc mắc đó của quý khách hàng sẽ được Taxkey giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ có quyền quyết định đối với các vấn đề trong công ty mà mình quản lý. Bên cạnh đó, chủ sở hữu công ty cũng sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với công ty. Đặc biệt, về vấn đề rút vốn.
Khoản 5 Điều 76 Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về vấn đề rút vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Nếu rút một phần hoặc toàn bộ vốn ra khỏi công ty dưới hình thức khác. Thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
>>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
2. Hình thức rút vốn khỏi công ty TNHH một thành viên
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ rút vốn theo một trong hai hình thức sau:
– Chuyển nhượng một phần vốn góp cho tổ chức, hoặc cá nhân khác.
– Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức, hoặc cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng vốn góp sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi lại trong hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng sẽ được xem như là một căn cứ chuyển nhượng vốn góp.
Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác, thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
3. Thủ tục sau khi rút vốn khỏi công ty TNHH một thành viên
Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp, công ty TNHH một thành viên sẽ phải thực hiện như sau:
– Đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp:
Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng một phần vốn góp, công ty sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp nào sẽ phụ thuộc vào số lượng người nhận chuyển nhượng.
Nếu số lượng người nhận chuyển nhượng là một người. Công ty TNHH một thành viên sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.Công ty sẽ phải thực hiện các công việc tiến hành chuyển đổi. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
>>>Xem thêm: Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
Nếu số lượng tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng từ hai người trở lên. Công ty sẽ lựa chọn và quyết định chuyển đổi công ty thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hoặc chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, công ty sẽ phải tổ chức lại theo một trong hai mô hình doanh nghiệp vừa nêu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng. Công ty sẽ phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
– Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, công ty sẽ tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
>>>Xem thêm: Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Lưu ý:
Sau khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.Công ty sẽ phải thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu.
Đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, công ty cũng sẽ phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Trên đây là bài viết về rút vốn khỏi công ty TNHH một thành viên. Nếu khách hàng còn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.
Khách hàng có thể tham khảo một số dịch vụ của chúng tôi:
Dịch vụ thành lập công ty TNHH
Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín
Dịch vụ chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
Comments are closed.