Làm thế nào để có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên? Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên có những điểm tương đồng nào? So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên sẽ giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về hai loại hình doanh nghiệp này. Cùng theo dõi bài viết.
1. Những điểm tương đồng giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên
- Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên đều do cá nhân làm chủ sở hữu.
- Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Cá nhân làm chủ sở hữu sẽ quyết định mọi vấn đề của công ty.
- Có thể thuê Giám đốc để điều hành quản lý doanh nghiệp.
- Không thể nhận thêm vốn góp của các thành viên mới. Nếu nhận, sẽ phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Phải thanh toán các nghĩa vụ về thuế và tài chính mới được rút lợi nhuận.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân có tiền lương không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Những điểm khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHh một thành viên
STT | Tiêu chí | Doanh nghiệp tư nhân | Công ty TNHH một thành viên |
1 | Khái niệm | Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. | Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp của mình. Công ty TNHH 1 thành viên không có quyền phát hành cổ phần. Chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi. |
2 |
Chủ sở hữu doanh nghiệp |
Chỉ có thể là cá nhân. | Là cá nhân hoặc tổ chức. |
3 | Tư cách pháp nhân | Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. | Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân. |
4 | Phát hành chứng khoán để huy động vốn | Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. | Được phép phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu. |
5 | Quyền góp vốn, mua cổ phần | Không được mua vốn góp, mua cổ phần | Được mua vốn góp, cổ phần |
6 | Trách nhiệm của chủ sở hữu | Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình | Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của công ty. |
7 | Thực hiện góp vốn |
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ phải đăng ký tổng số vốn đầu tư. Không cần phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty. |
Chủ sở hữu sẽ tiến hành thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty. |
8 | Thay đổi vốn điều lệ |
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. |
* Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:– Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. – Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn. * Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. |
9 | Cơ cấu tổ chức |
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Xem thêm: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân) |
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành) |
10 | Quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp của mình |
Có |
Không |
Trên đây là bài viết về So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. Hy vọng bài viết đã giúp cho quý khách hàng có thể phân biệt được hai loại hình doanh nghiệp này.
>>>Xem thêm:
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
Hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Quý khách hàng đang có dự định thành lập doanh nghiệp hay thành lập công ty TNHH, hãy liên hệ với chúng tôi.
Comments are closed.