Trường hợp nào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phong tỏa tài khoản của khách hàng?

Trường hợp nào, tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa? Khi nào việc phong tỏa này sẽ chấm dứt? Hãy cùng Taxkey giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Các trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa

Căn cứ Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1.

Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Trường hợp 2.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

Trường hợp 3.

Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;

Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư trên: Tổ chức tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm: (i) Ngân hàng Nhà nước; (ii) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng); (iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

>> Xem thêm: Ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp nào việc phong tỏa tài khoản được chấm dứt?

Căn cứ khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/ 2014 TT- NHNN quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện:

Điều kiện:

Khi kết thúc thời hạn phong tỏa;

Điều kiện:

Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

Điều kiện:

Tổ chức cung ứng dịch đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

Điều kiện:

Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung về việc đã giải quyết được tranh chấp tài khoản thanh toán.

>> Xem thêm: Quy định về phong tỏa tài khoản trong vụ án hình

Trên đây là bài viết: Trường hợp nào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phong tỏa tài khoản của khách hàng? Taxkey gửi tới bạn đọc, nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.