Vốn điều lệ công ty cổ phần theo quy định pháp luật

Trước khi tiến hành đăng ký thành lập công ty cổ phần, các cá nhân, tổ chức cần họp bàn và quyết định về số vốn điều lệ trong công ty cổ phần. Số vốn điều lệ của công ty cổ phần được pháp luật quy định như thế nào? Cần nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề này.

1. Tìm hiểu chung về vốn điều lệ của công ty cổ phần

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã nêu định nghĩa về vốn điều lệ. Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi. Có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Khi có sự thay đổi này, công ty sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

>>>Xem thêm: Vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp tại thời điểm thành lập

2. Giới hạn mức vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ trong công ty được hình thành do các cổ đông thực hiện việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua. Pháp luật Doanh nghiệp không quy định một con số cụ thể về việc cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty cổ phần. Để xác định được cần bao nhiêu vốn thì cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như khả năng tài chính; phạm vi hoạt động của công ty;…. 

Việc xác định cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh pháp luật yêu cầu cần có vốn pháp định. Ví dụ như kinh doanh bất động sản cần 20 tỷ đồng; kinh doanh bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng;… Một số ngành nghề pháp luật yêu cầu ký quỹ để bảo đảm hoạt động của công ty. Ví dụ như kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có mức ký quỹ là 100 tỷ đồng; kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là 250 tỷ đồng;… 

Vì vậy, để đảm bảo công ty được thành lập và hoạt động ổn định, nên có mức vốn điều lệ cao hơn so với mức ký quỹ và mức vốn pháp định.

Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với Taxkey.

3. Thực hiện góp vốn trong công ty cổ phần

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sẽ thực hiện góp vốn. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn thì sẽ thực hiện theo thời hạn mà Điều lệ và hợp đồng đã nêu.

Nếu sau thời hạn trên:

– Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty. Và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.

– Cổ đông thanh toán một phần số cổ phần sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.

– Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Các cổ đông sẽ nhận được quyền lợi, lợi tức tương ứng với số cổ phần đã thanh toán mua.

4. Hình thức góp vốn

– Đối với tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi

Cổ đông là cá nhân có thể thực hiện góp vốn qua chuyển khoản, hoặc góp tiền mặt. Tuy nhiên, nên thực hiện góp vốn thông qua chuyển khoản.

Cổ đông là tổ chức thực hiện qua chuyển khoản.

– Đối với các tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng:

Các cổ đông sẽ thực hiện định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty cổ phần.

>>>Xem thêm: Xử lý tài sản góp vốn trong công ty cổ phần

5. Thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ. 

– Trường hợp tăng vốn điều lệ:

Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách: Các cổ đông tự góp thêm; phát hành chứng khoán; vốn đi vay; Công ty trả cổ tức bằng cổ phần;…

Trường hợp giảm vốn điều lệ:

Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách: Các công ty không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký; Công ty hoàn trả lại vốn góp; Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc quyết định của công ty.

>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Trên đây là bài viết về vốn điều lệ trong công ty cổ phần. Quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Taxkey.

Comments are closed.