Các hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện chuyển khoản. Tuy nhiên, một số trường hợp người mua lại thực hiện thanh toán bằng cách trả tiền mặt, không chuyển khoản. Vậy hợp lý hóa hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản như thế nào? Cùng Taxkey tìm hiểu.
1. Hóa đơn trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản
Các hóa đơn trên 20 triệu đồng sẽ phải thực hiện chuyển khảon. Như vậy sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế.
Căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản; hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
>>>Xem thêm:
Khai thuế cho hóa đơn mua hàng trả góp thế nào?
2. Một số trường hợp hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
Các khoản này vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí mua mua sản phẩm nông nghiệp; thủy sản; cát; sỏi; đất; đá của của người dân bán ra.
Các khoản chi lương; tiền công; và những khoản chi mang tính chất tiền lương trả người lao động; các khoản chi công tác phí theo định mức.
Khoản chi mua hàng, dịch vụ của đối tượng không kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá nhân nộp thuế theo phương thức khoán;
Các khoản chi phòng chống HIV/AIDS nơi làm việc.
Chi cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Những khoản thanh toán hàng, dịch vụ theo phương thức bù trừ, ủy quyền
3. Hậu quả đối với các hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
Các khoản trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (Giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)
4. Cách hợp lý hóa hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
Kế toán có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Doanh nghiệp liên hệ với bên bán để cả 2 bên viết ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản bên bán. Sau khi nhận được tiền trong tài khoản phải hoàn lại tiền mặt hoặc thanh toán bằng séc.
Cách 2: Bên mua liên hệ với bên bán làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản. Lưu ý trường hợp này chỉ áp dụng với đối tác làm ăn quen.
Cách 3: Bên mua sang đối tác đòi lại tiền mặt, mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi chuyển khoản cho công ty bên bán.
>>>Xem thêm: Xuất hóa đơn đối với các khoản thu hộ, chi hộ thế nào?
Trên đây là hướng dẫn của Taxkey về cách hợp lý hóa hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản. Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.